
Tìm hiểu Pathfinder trong AI là gì? Cách sử dụng đơn giản
Path finder là một trong những nhóm lệnh vô cùng quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhắc tới trong khoá học Illustrator. Vậy, Path finder là gì? Những người học chụp hình cũng thường sử dụng công cụ này như thế nào? Hãy “theo chân” TÀI LIỆU KÍN để khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Path finder là gì?
Path finder là công cụ có hiệu quả làm việc nhanh nhất trong Illustrator, nó cho phép người dùng tạo một hình dạng mới bằng cách thao tác trên đường Path hoặc nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, nó còn giúp tạo ra các hình dạng phức tạp nhờ vào các hình dạng xếp chồng lên nhau.
Bạn có thể tạo ra Pathfinder trong Illustrator bằng 1 trong 2 cách sasu:
– Cách thứ nhất: Bạn vào menu Windows > Path finder để có thể hiện bảng Palette Pathfinder trên màn hình làm việc.
– Cách thứ 2: Bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F9 để gọi ra bảng lệnh điều khiển. Trong bảng điều khiển, chúng ta sẽ có 2 nhóm lệnh chính là Shape Modes và Path finder được tách riêng biệt để bạn có thể dễ dàng nhận biết và thao tác với chúng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng Brush cho Illustrator đơn giản nhất
Path finder là công cụ nhanh và hiệu quả nhất trong Illustrator
Nhóm lệnh Shape Modes
Nhóm lệnh Shape Modes gồm 4 lệnh con bên trong bảng Pathfinder. Nó có tác dụng để cắt, gộp và lấy giao của hai hoặc nhiều đối tượng khác nhau trong quá trình thiết kế. Cách sử dụng các lệnh này cụ thể như sau:
Lệnh Unite
– Nguyên lý: Đây là lệnh đầu tiên trong nhóm lệnh Shape Modes/ Path finder. Unite giúp bạn gộp tất cả các đối tượng vector được lựa chọn thành một đối tượng vector mới duy nhất. Nó giống như việc bạn nối tất cả các viên gạch thành một bức tường.
Hình minh họa Unite
– Màu sắc: Đối với Unite, màu sắc của đối tượng mới sẽ là màu của đối tượng phía trên cùng, trong nhóm tất cả đối tượng được chọn trước khi áp dụng lệnh này.
Lệnh Minus Front
– Nguyên lý: Lệnh Minus Front trong Path finder được sử dụng theo nguyên lý lấy tất cả các đối tượng ở phía trên trong nhóm được chọn, nhằm loại bỏ những phần giao nhau với đối tượng dưới cùng. Hiểu một cách đơn giản là, trong nhóm đối tượng được chọn, phần không giao nhau của đối tượng dưới cùng sẽ được giữ lại.
Minh họa lệnh Minus Front
– Màu sắc: Đối tượng mới khi áp dụng lệnh này sẽ được giữ nguyên như đối tượng gốc.
Lệnh Intersect
– Nguyên lý: Intersect trong Path finder hoạt động dựa trên nguyên tắc giữ lại phần giao nhau của các đối tượng được lựa chọn trước khi áp dụng lệnh này. Do đây là lệnh lấy phần giao nhau, nên bạn cần lựa chọn các đối tượng trong 1 nhóm phải có chung 1 phần giao nhau, nếu không lệnh này sẽ báo lỗi.
Minh họa lệnh Intersect
– Màu sắc: Đối tượng mới được tạo thành sẽ có màu sắc giống với màu của đối tượng trên cùng trong nhóm đối tượng được lựa chọn.
Lệnh Exclude
– Nguyên lý: Lệnh Exclude trong Path finder được sử dụng để loại bỏ hoặc giữ lại những phần giao nhau của các đối tượng được chọn. Nếu như tại phần giao nhau số đối tượng là chẵn thì phần đó sẽ bị loại bỏ. Ngược lại, nếu phần đó là lẻ sẽ được giữ lại.
– Màu sắc: Đối tượng mới được tạo thành sẽ là màu của đối tượng trên cùng.
Exclude trong được dùng để loại bỏ hoặc giữ lại những phần giao nhau của các đối tượng được chọn
Nhóm lệnh Pathfinder
Những lệnh trong Pathfinder thay đổi các đường dẫn hiện có, nó được hiển thị bởi các đoạn path. Thao tác trong Path finder thường không tạo thành hình dạng mới, tuy nhiên nó phá vỡ các hình ghép hiện tại thành các đường dẫn riêng biệt. Cụ thể:
Lệnh Trim
Lệnh Trim được sử dụng trong trường hợp bạn cần tạo ra một tập hợp các đối tượng mới. Nó loại bỏ tất cả những phần bị che khuất của các đối tượng cũ và giữ những phần có thể nhìn thấy được. Tương tự như khi bạn lấy kéo cắt một hình có sẵn thành nhiều mảnh to nhỏ khác nhau và dán chúng lại thành hình dạng ban đầu.
Minh họa lệnh Trim
Lệnh Merge
Cũng giống như lệnh Trim, nhưng lệnh Merge được áp dụng cho 2 hình dạng có màu sắc khác nhau. Các đối tượng nào có màu sắc giống nhau sẽ được gộp thành một. Khi áp dụng cho 3 hình dạng, 2 trong số chúng là cùng 1 màu, thao tác Merge sẽ kết hợp thành hình màu vàng với nhau và cắt đường viền của đa giác màu xanh khác.
Minh họa lệnh Merge
Lệnh Crop
Lệnh Crop cho phép cắt các hình dạng hiện có và để lại vùng chồng lấp phía sau, cùng với hình dạng đường dẫn của lớp trên cùng, giống như đường viền vòng tròn ở trên.
Minh họa lệnh Crop
Lệnh Divide
Path finder phân chia các đối tượng vừa chọn thành nhiều đối tượng mới. Các đối tượng trên cùng, phần chung và lớp dưới cùng để tạo thành nhiều đường riêng biệt. Đối tượng mới được tạo thành từ Divide có màu sắc của phần không bị che lấp, bạn có thể nhìn thấy phần này.
>>> Xem thêm: Curve là gì? Cách sử dụng Curve Illustrator như thế nào?
Path finder phân chia các đối tượng vừa chọn thành nhiều đối tượng mới
Lệnh Outline
Đường dẫn Outline tạo ra phác thảo về các hình dạng được chọn. Sau đó, các phác thảo này có thể được chọn riêng với công cụ lựa chọn (V) khi được ungroup (Shift + Ctrl + G).
Minh họa lệnh Outline
Lệnh Minus Back
Minus Back trái ngược với lệnh Minus Front, nó loại bỏ lớp hình dạng dưới cùng và lớp chồng lên nhau, để giữ lại lớp trên cùng của vòng tròn.
Minh họa lệnh Minus Back
Sử dụng công cụ Path finder, sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ra các hình dạng có một không hai chỉ bằng 1 cú click chuột. Đây là một trong những tính năng tuyệt vời nhất của Adobe sáng tạo riêng cho Illustrator.
Tags:
Illustrator