
Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133 mới nhất
Bảng chấm công là những bảng chứng từ vô cùng quan trọng trong cơ quan tổ chức doanh nghiệp, đây là nơi ghi lại lưu trữ các thông tin ngày phép giờ làm việc công thực hiện của mỗi người. Vậy bạn đã tạo và sử dụng mẫu mẫu bảng chấm công theo thông tư 133 hay hay chưa? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của UNICA nhé!
Phương pháp chấm công
>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách xây dựng bảng mô tả công việc hiệu quả
– Chấm công ngày: khi người lao động làm việc tại đơn vị. Hay khi họ làm việc khác như hội nghị, họp, thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
– Chấm công theo giờ: là hình thức người lao động làm bao nhiêu công việc trong ngày thì sẽ chấm công theo các ký hiệu đã quy định. Và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
– Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian. Nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm “NB” và vẫn tính trả lương thời gian.
Một số quy ước trong mẫu bảng chấm công theo thông tư 133
+ X: Công trong giờ ngày thường 8 tiếng, nếu ít hơn 8 giờ, ghi số giờ
+ P: Phép hưởng lương
+ L: lễ nghỉ hưởng lương
+ TC: Tăng ca chủ nhật, nếu tăng ca ít hơn 8 giờ ghi số giờ
+ TCL: tăng ca lễ, nếu tăng ca ít hơn 8 giờ ghi số giờ
+ NB: Nghỉ bù hưởng lương
Chủ nhật, lễ, tăng ca nếu nghỉ bù đánh TB (không tính lương, do đó NB tính lương). Số ngày nghỉ bù tương ứng nên có sheet theo dõi riêng. Số giờ làm việc ghi số.
– Quy ước tính số ngày công, giờ công:
+ Ngày thường: tăng ca sau 5 giờ nhân 1.5, sau 9 giờ nhân 2
+ Chủ nhật: nhân 1.5, tăng thêm giờ sau 5 giờ nhân 2, sau 9 giờ nhân 3
+ Lễ: Nhân 3, tăng thêm giờ sau 5 giờ nhân 4.5
+ Các hệ số nhân này ghi vào dòng 9 tại các cột tương ứng.
Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133
Bảng chấm công theo thông tư 133/2016/TT-BTC được quy định theo mẫu số 01a-LĐTL với mục đích theo dõi các cấp bậc công nhân nhân viên để xem ngày công, nghỉ từ đây để chốt trả tiền lương cuối tháng.
Bảng chấm công gồm các phần cụ thể như sau:
– Tên đơn vị: đặt trên cùng bên trái 2 dòng gồm tên và địa chỉ.
– Tên bảng: “Bảng chấm công” nằm chính giữa dưới thông tin đơn vị.
– Mẫu bảng: cả phần này để trong textbox.
>>> Xem ngay: Bật mí quy trình tuyển dụng hiệu quả nhất hiện nay
Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133
– Thời gian: phân biệt các bảng chấm công của các ngày tháng khác nhau. Mỗi ô chứa dữ liệu là tháng năm đặt ở những ô riêng để có xác định các ngày trong tháng.
– Nội dung bảng chấm công: gồm có các cột ô chứa họ tên chức vụ cấp bậc, ngạch bậc lương của từng người, ghi các ngày trong tháng, công hưởng của mỗi người căn cứ theo từng đơn vị mà phân chia các ô đầy đủ phù hợp.
– Thời gian, người ký tên: bảng chấm công này được lập ra từ ai thuộc bộ phận nào, người lập ra bảng chấm công này phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính chính xác về bảng này bằng việc ký tên để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tính lương này.
– Ký hiệu chấm công:
+ Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác.
+ Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.
+ Cột 1 đến cột 31: Ghi các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).
+ Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.
+ Cột 33: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.
+ Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.
+ Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.
Vào mỗi cuối tháng người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng những chứng từ có liên quan như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không lương về bộ phận kế toán để họ kiểm tra, đối chiếu để tính lương và bảo hiện xã hội. Kế toán tiền lương và căn cứ vào các kỹ hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32,33,34,35
Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa.
Trên đây hướng dẫn tạo mẫu bảng chấm công theo thông tư 133 để theo dõi quản lý công nhân, nhân viên ngày lương công được hưởng. Việc tính công của nhân viên trong một doanh nghiệp đơn vị lớn sẽ tốn thời gian với cách tính thủ công, là một kế toán bạn cần có những tính chuyên nghiệp trên excel để có thể thuận tiện cho công việc và rút ngắn thời gian làm việc của mình.
Tags:
Kế Toán