
Gamification là gì? Vì sao Gamification cần ứng dụng vào doanh nghiệp
Thuật ngữ Gamification có lẽ không phải ai cũng được nghe và hiểu hết ý nghĩa của nó, có chăng người ta sẽ chỉ có thể biết Gamification có liên quan đến Game (“gam” trong Gamification) chứ không thật sự hiểu được ý nghĩa của nó. Vậy chính xác thì Gamification là gì? Cùng TÀI LIỆU KÍN tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Gamification là gì?
Gamification là gì?
Nếu bạn thường xuyên chơi game và chịu khó để ý một chút, bạn sẽ nhận ra game của bạn có những thành phần trong game được phân định, chia nhỏ rõ ràng với các chức năng nhiệm vụ khác nhau, vừa tách biệt vừa hỗ trợ nhau để các gamer được chơi một cách trọn vẹn nhất. Sự phân tách các thành phần trong game với những chức năng khác nhau đã được ứng dụng rất linh hoạt vào các hoạt động lĩnh vực khác, trong đó có marketing. Do đó khái niệm Gamification trong marketing được ra đời.
Hiểu một cách khái quát nhất về khái niệm Gamification, đó là ứng dụng linh hoạt các thành phần của game vào các lĩnh vực xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng chiến lược marketing, các hoạt động Software Product Development,… Tương tự như các trò chơi, Gamification cũng sẽ sử dụng các tính năng trong game như thành tích đạt được, số điểm tích được, cạnh tranh, trạng thái tích cực, trong một khuôn khổ luật chơi nhằm khuyến khích các thành viên tích cực phản hồi và hoạt động, cuối cùng là đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp của mình.
Vì sao Gamification cần được ứng dụng vào doanh nghiệp?
Đây là 4 lý do lớn nhất vì sao bạn – chủ doanh nghiệp nên ứng dụng Gamification vào doanh nghiệp của mình.
– Thứ nhất, ứng dụng Gamification vào doanh nghiệp sẽ đem đến cho khách hàng của bạn có được những trải nghiệm ấn tượng, thú vị, giúp tăng thêm hứng thú của họ, đồng thời làm tăng thêm uy tín, niềm tin vào doanh nghiệp, quyết định gắn bó lâu dài, trung thành với doanh nghiệp hơn.
– Thứ hai: một tác dụng rất lớn của Gamification đó là thúc đẩy người tham gia vào hoạt động phản hồi, tương tác nhiều, điều này cũng tương ứng với việc ứng dụng Gamification trong doanh nghiệp, khách hàng sẽ vô tình bị thúc đẩy tương tác nhiều với khách hàng, như có cơ hội được nhận nhiều ưu đãi hơn, có nhiều sự công nhận hơn, …
– Thứ ba: Gamification cũng có khả năng kết nối khách hàng với doanh nghiệp của mình, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Thứ tư: Gamification không chỉ được ứng dụng trong marketing, Gamification còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, mục đích khác như giáo dục, tuyển dụng, các hoạt động teambuilding, quản lý dự án,…
Mục đích của Gamification trong marketing
Mục đích của Gamification
Như vậy thông qua khái niệm và lý do vì sao bạn nên sử dụng Gamification trong marketing, ta có thể rút ra được mục đích của Gamification là gì:
– Gắn kết mọi người: giữa khách hàng và doanh nghiệp, giữa các thành viên trong doanh nghiệp,…
– Tạo ra mối quan hệ xã hội trực tiếp bên ngoài thay vì người dùng chỉ tập trung vào điện thoại.
– Thông qua tâm lý học Gamification sẽ thúc đẩy, tạo động lực mạnh mẽ kích thích mọi người cùng tương tác với nhau trong các hoạt động marketing.
– Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng cũng như sức cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
– Gia tăng trải nghiệm khác hàng và tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn với các đối thủ cạnh tranh
– Tăng khả năng biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành với doanh nghiêpj
– Tạo động lực kích thích khách hàng them gia các chương trình khuyến mãi, ưu đãi…
Những lưu ý khi áp dụng Gamification trong chiến lược marketing
Những lưu ý khi áp dụng Gamification trong chiến lược marketing của bạn
Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
Thấu hiểu khách hàng của mình luôn là một trong những điều tối quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, marketing tiếp thị. Rõ ràng rồi! Bạn sẽ chẳng thể thu hút được đối tượng khách hàng là những người trên 30 tuổi nếu trò chơi bạn tạo ra chỉ dành cho lứa tuổi học sinh. Thậm chí ngay cả khi cùng là đối tượng trên 30 tuổi, bạn cũng sẽ cần phải có những dữ liệu chi tiết để khoanh vùng nhóm khách hàng mục tiêu của mình, có như vậy bạn mới có thể tạo ra được một game phù hợp với họ.
Nghiên cứu và trải nghiệm
Việc nghiên cứu và trải nghiệm những trò chơi phù hợp với mục đích của doanh nghiệp sẽ giúp bạn tìm ra được những đặc điểm hấp dẫn, ấn tượng, lôi cuốn và phù hợp với khách hàng của mình, giúp bạn có được những dữ liệu quan trọng khác về hành vi người dùng cũng như tính khả thi của trò chơi.
Những chương trình ưu đãi hấp dẫn
Một trong những cách thu hút khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp chính là các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Chúng vừa thu hút được khách hàng, vừa thúc đẩy hành vi khách hàng nhanh chóng sở hữu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc hoàn thành một mục tiêu trong trò chơi với một món quà nhỏ hay một ưu đãi nào đó. Đây cũng là cách kết nối với khách hàng rất tuyệt vời đấy!
Đơn giản hóa trò chơi
Đã là trò chơi thù mục đích tối quan trọng đó là tính giải trí, do đó tốt nhất bạn không cần phải tạo ra một trò chơi hóc búa hay những dữ kiện trong game mang tính vĩ mô, nhất là khi bạn đang ứng dụng Gamification vào chiến dịch marketing của mình. Chỉ nên có độ khó vừa phải để tạo sức lôi cuốn, thử thách mà thôi, nếu không họ sẽ “khó quá bỏ qua” doanh nghiệp của bạn và đến với đối thủ của bạn đấy.
Một số sai làm hay mắc phải khi triển khai Gamification
Khi bạn thực hiện bất cứ công việc gì đều có thể xảy ra những lỗi không mong muốn ảnh hưởng tới tiến độ cũng như kết quả của dự án và Gamification cũng có những lỗi thường gặp phải như:
– Xây dựng thành trò chơi: Phát triển các tính năng của trò chơi một cách mất kiểm soát khiến chúng lấn át đi mục đích khuyến khích người dùng hoàn thành mục tiêu để nhận thưởng.
– Cơ chế thao túng người dùng: Người tạo ra Gamification cần phải xác định là cho người dùng cảm giác vui chơi, giải trí, không lừa đảo để họ làm việc.
– Gamification luôn hấp dẫn khi làm việc: Đây là một cách thích hợp để giúp công việc trở nên lôi cuốn và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn đúng, nếu như áp dụng sai có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Xem nhẹ vai trò gamification: Để có thể củng cố trải nghiệm người dùng thì các bạn cần phải có một chiến lược tiếp cận phù hợp.
Như vậy TÀI LIỆU KÍN đã giới thiệu cho bạn đọc những thông tin quan trọng về Gamification là gì cũng như lý do vì sao doanh nghiệp của bạn nên ứng dụng Gamification vào hoạt động kinh doanh, tiếp thị của mình. Bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực marketing hãy truy cập vào website TÀI LIỆU KÍN để có thêm nhiều kiến thức marketing hữu ích qua khoá học marketing bạn nhé.
Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích với bạn.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
>> Những bài viết hay cùng chủ đề được đón đọc nhiều nhất:
– Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp thời đại mới 2020
– Mách bạn 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
– Vì sao bạn cần phải nghiên cứu khách hàng mục tiêu?
Tags:
Marketing