
Case study là gì? 3 bước viết một Case study Marketing chất như cất
Bạn có muốn gây shock cho khán giả, khách hàng của mình thông qua chất lượng của sản phẩm, dịch vụ không? Có thể bạn đã đọc rất nhiều nghiên cứu điển hình trong nhiều năm nhưng vẫn không thể giúp doanh nghiệp của mình đạt được lợi nhuận. Rất nhiều doanh nghiệp đã bị người tiêu dùng bỏ quên bởi vì không thể xây dựng được một nghiên cứu tiếp thị đơn giản (Case study).
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn biết Case study là gì cũng như cách xây dựng một nghiên cứu Marketing chất lượng.
Case study là gì?
Là phương pháp nghiên cứu tình huống hay sự việc được sử dụng lý thuyết cho mục đích nghiên cứu và phân tích các tình huống xảy ra. Phương pháp này được sử dụng rất nhiều trong Marketing.
Nó có rất nhiều định nghĩa cũng như khái niệm nhưng nhìn chung thì thường được dùng để cung cấp tài liệu, báo cáo, quy trình, giải pháp cho doanh nghiệp của bạn.
Những Case study thường phục thuộc vào sự thành hay bại của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Nó thường bao gồm các vấn đề bạn đag xử lý cho khách hàng, các biện pháp bạn đã và đang dùng và kết quả đạt được.
Là phương pháp nghiên cứu có thật trong thực tế
>> Xem thêm: BTL là gì? Sự khác biệt về ATL và BTL trong Marketing
Case study là gì trong Marketing
Nghiên cứu điển hình trong tiếp thị là một tài liệu hoặc trang web bao gồm một số phần cơ bản:
1. Lập trang Case Study chuyên biệt
Bạn cũng có thể tự tạo nên một trang web riêng về các case study marketing mà bạn đã nghiên cứu., đây cũng có thể là một kho dữ liệu và cũng là nơi mà nhiều người cần tìm đọc để họ biết cách xử lý nếu gặp Case Study mà bạn từng trải qua. Lưu ý bạn cần đặt những title dễ nhớ, dễ tìm gợi mở để người truy cập có thể dễ dàng tìm thấy.
2. Trình bày một Case Study trên trang chủ của bạn
Trình bày trang chủ một cách hoàn hảo sẽ khiến cho những khách hàng vào trải nghiệm cảm thấy hài lòng về doanh nghiệp. Bạn có thể đặt các Case Study trong kinh doanh lên trang chủ của mình:
– Báo giá/lời chứng thực của khách hàng.
– Các nút Call- to-action (CTA) để xem các Case Study cụ thể.
– Các nút Call- to-action (CTA) dẫn đến trang Case Study của bạn
3. Triển khai CTA trượt/pop-up
Bạn cần thử ngiệm các loại CTA trượt/ pop up trên các bài viết và gắn các link đến trang về case stydy của bạn, bạn nên chú ý đặt ở những vị trí sao gây sự chú ý của khách hàng.
4. Viết bài đăng trên blog về các mẫu Case Study
Để có một case study hoàn hảo bạn cần viết những bài blog hay để khán giả biết đến. Hãy xác định chính xác những gì bạn muốn truyền tải, sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Đặt tiêu đề cần tạo ra những điểm nhấn, hãy quan tâm đến những khó khăn của khách hàng và tư vấn họ về cách vượt qua.
5. Tạo video
Một trong những cách mô tả về Case Study mang lại hiệu quả nhất chính là tạo lên những video. Nhiều khách hàng họ thích xem, nghe hơn là việc đọc một bài viết dài. Vậy nên việc đầu tư vào một video chất lượng hình ảnh cũng như mô tả chân thực và dễ hiểu cũng là một lựa chọn thông minh.
6. Chia sẻ Case Stydy lên các mạng xã hội
Nếu bạn biết cách khai thác các trang mạng xã hội thì đây chính là vùng đất màu mỡ giúp cho bạn tìm kiếm được khách hàng tiềm năng của mình. Bạn có thể chia sẻ và gắn thẻ khách hàng vào bài đăng, thêm content vào đầu bài post và đưa link ở cuối bài đảm bảo bài viết của bạn sẽ nhận được nhiều tương tác hơn. Chia sẻ lên các hội nhóm liên quan tới sản phẩm/dịch vụ của mình.
7. Sử dụng Case Study trong Email Marketing
Việc này chỉ phù hợp với nếu bạn đã có sẵn danh sách phân đoạn ngành ví dụ như bảo hiểm, bất động sản… điều này sẽ giúp bạn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
8. Phổ biến các Case Study về kịch bản sale cho nhân viên của bạn
Đối với các nhân viên sale bạn cần xây dựng lên kịch bản sale cụ thể cho từng tình huống, giai đoạn cụ thể để cuộc trò chuyện đem lại kết quả và chốt sale nhanh hơn. Cần linh hoạt trong mỗi cuộc tư vấn gọi điện xử lý các tình huống một cách khéo léo nhất đảm bảo chốt được đơn.
Nghiên cứu điển hình trong tiếp thị là một tài liệu hoặc trang web
Tầm quan trọng của việc nghiên cứu Case study
Đến đây, có lẽ các bạn đã biết được Case study là gì rồi phải không và bạn có biết nó quan trọng như nào không? Các nghiên cứu điển hình chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.
Nghiên cứu Case study trong marketing là một sự thu hút, nó là một cách để hiển thị các kết quả đáng kinh ngạc trước khách hàng tiềm năng của bạn để họ quyết định chuyển đổi .
Hãy tưởng tượng rằng bạn là một khách hàng đang cố gắng quyết định giữa hai doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đều cung cấp phần mềm quản lý thời gian. Một công ty có một nghiên cứu điển hình về tiếp thị minh họa cách nó giúp khách hàng tiết kiệm bốn giờ mỗi tuần. Công ty kia không có nghiên cứu điển hình. Khi đó bạn sẽ chọn lựa chọn sử dụng công ty nào?
Nhìn chung nó có những lợi ích như sau:
– Xây dựng mức độ tín nhiệm nhanh chóng cho khách hàng.
– Giúp doanh nghiệp xây dựng được lợi thế cạnh tranh với những đối thủ cạnh tranh khác.
– Là một công cụ Marketing hiệu quả.
>> Xem thêm: 7 Bước nghiên cứu thị trường hiệu quả, chính xác nhất
3 bước viết một Case Study chất
Sau khi bạn đọc nắm được Case study là gì thì chúng tôi sẽ chuyển sang mục bài viết bật mí 3 bước viết một case đỉnh cao, chuyên nghiệp.
Bước 1: Tìm khách hàng để đưa vào hồ sơ dự án
Bạn hãy cố gắng tìm những ứng cử viên tốt nhất, nổi trội nhất để tạo hồ sơ Case study. Đối tượng đó có thể các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh thậm chí có thể khách hàng.
Sau đó, bạn cần sự đồng ý của khách hàng trước khi bắt đầu nghiên cứu về họ. Hiện nay, có rất nhiều cách liên lạc như viết thư, gọi điện, gặp mặt trực tiếp
Sau đó, bạn hãy gửi một bảng câu hỏi hỏi sơ bộ để khách hàng có thể cung cấp những thông tin cần thiết để định hình câu chuyện. Từ đó người nghiên cứu có thể xây dựng được những chiến lược marketing hiệu quả.
Để xây dựng được một casr study thì bạn cần tìm được đối tượng mục tiêu
Bước 2: Kể câu chuyện hấp dẫn
Xây dựng một câu chuyện trong Case Study đầy đủ thông tin chưa chắc đã đủ, bạn cần xây dựng những câu chuyện hấp dẫn thu hút người đọc và khả năng trở thành khách hàng cao hơn.
– Câu chuyện cần có mở đầu với những thông tin cơn bản rằng đối tượng chính trong Case Studt.
– Đối tượng giải quyế vấn đề theo những cách khách nhau nhưng không thành công.
– Tiếp tục tìm giải pháp cho đến khi sản phẩm/ dịch vụ của bạn xuất hiện.
– Bằng sản phẩm/dịch vụ của mình bạn giúp cho các đối tượng trong Case Study giải quyết được vấn đề.
– Đưa ra cho tiết cách giải quyết nhưng không để lộ ra những bí mật.
– Bạn kết thúc câu chuyện bằng cách nêu ra những kết quả đạt được sau đó của đối tượng.
Bước 3: Thêm lời kêu gọi hành động
Điều cuối cùng để Case study của bạn chuyên nghiệp đó là hãy cố gắng thêm lời call to action vào nghiên cứu. Điều này để khuyến khích khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm đến bạn nhiều hơn, tìm đến bạn.
Như vậy, Case study là gì đã được TÀI LIỆU KÍN chia sẻ ở bài viết bên trên. Doanh nghiệp, tổ chức không được phép đánh giá thấp bảng nghiên cứu điển hình này trong việc truyền tải nội dung của mình, khách hàng sẽ quan tâm và tương tác với bạn rất rất nhiều nếu như họ nhìn thấy họ trong Case study.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp đến bạn đọc những khóa học khác nhau như khóa học marketing online, khóa học Youtube, khóa học Content marketing… với sự hướng dẫn và giảng dạy từ các chuyên gia hàng đầu tại TÀI LIỆU KÍN.vn.
Chúc bạn thành công!
Tags:
Marketing