
Card visit là gì? Cách thiết kế Card visit đẹp chất lượng
Hiện nay, việc thiết kế Card visit ngày càng trở nên thịnh hành, bởi đây là hình thức quảng cáo tạo được ấn tượng mạnh đối với khách hàng. Vậy, quy trình thiết kế này bao gồm mấy bước, hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây để có được câu trả lời thỏa đáng nhé!
Card visit là gì?
Card visit hay còn gọi là name card ở Việt Nam ta thường gọi là danh thiếp. Là một tấm thẻ nhỏ bằng giấy hoặc nhựa chứa thông tin cá nhân và thông tin doanh nghiệp. Nó được sử dụng khá phổ biến được thiết kế đa dạng như vuông, bo tròn, dập in chìm, dập nổi.
Chuẩn bị thiết kế Card visit
Theo kinh nghiệm của những nhà thiết kế chuyên nghiệp, khi bắt tay vào thiết kế một Card visit, bạn cần chuẩn bị 2 thành phần quan trọng đó là logo của bạn và màu sắc thương hiệu mà bạn đang xây dựng. Đây là yếu tố chủ đạo của một Card visit.
>>> Xem ngay: Top 8 phần mềm thiết kế Name Card đơn giản nhất
Trước khi bắt tay vào thiết kế Card visit thì bạn cần chuẩn bị logo và màu sắc thương hiệu
Dựa vào 2 yếu tố này, người thiết kế có thể xây dựng bố cục màu sắc, layout cũng như cách sắp xếp các thành phần trong một Card visit sao cho đạt được độ chuẩn đẹp nhất. Ngoài việc xác định 2 yếu tố nêu trên, nhà thiết kế còn phải biết cách thấu hiểu bản thân. Có nghĩa là, nhà thiết kế phải thực sự có gu thẩm mỹ trong việc chọn màu sắc hay lên bố cục thiết kế, sao cho thông điệp có thể truyền tải một cách tốt nhất.
Yếu tố cơ bản tạo nên điểm nhấn của Card Visit
Logo: Được biết đến như là bộ mặt của công ty, vì vậy khi thiết kế Card Visit nhất định phải thêm logo vào để thêm sự tin tưởng. Giúp khách hàng dễ định dạng được thương hiệu.
Màu sắc: Thiết kế màu sắc dịu nhẹ, đơn giản dễ nhìn cũng sẽ giúp cho thành công của doanh nghiệp
Khoảng trống: Một card visit đẹp điều đầu tiên phải là thiết kế dễ nhìn, những khoảng trống được thiết kế đều nhau để không làm rối mắt ảnh hưởng đến quá trình đọc thông tin của khách hàng.
Thông tin liên hệ: Mục đích của Card visit chính là để khách nắm bắt được thông tin một cách nhanh nhất. Quan trọng là số điện thoại, địa chỉ công ty được in rõ ràng để tránh gây nhầm lẫn.
Cách thiết kế một Card visit chất lượng
Thực tế, quy trình thiết kế Card visit bao gồm 8 bước chính mà bất cứ nhà thiết kế nào cũng cần phải thực hiện. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chọn hình dạng cho Card visit
Hình dạng của Card visit rất quan trọng, vì nó quyết định đến bố cục mà nhà thiết kế có ý định xây dựng. Thông thường, hình chữ nhật là hình dạng truyền thống và được lựa chọn nhiều để thiết kế một Card visit. Tuy nhiên, trong thiết kế tính sáng tạo luôn được đề cao, do đó bạn có thể loại bỏ hình thức khuôn mẫu này và lựa chọn những hình dạng mang tính khác biệt hơn.
Ví dụ, bạn có thể thiết kế một chiếc Card visit theo hình tròn, hình vuông hoặc hình của một đồ vật như bình thủy tinh chẳng hạn. Với cách thiết kế này, chắc chắn sẽ khiến cho người xem vô cùng ấn tượng. Và dù là hình dạng nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần chú ý đến tính tối giản, thích hợp để bỏ túi.
Bước 2: Chọn kích thước
Sau khi đã chọn được hình dáng thì bạn sẽ tiến hành chọn kích thước cho Card visit. Thông thường, khi thiết kế Card visit, Designer có thể tham khảo một số kích thước chuẩn như sau:
– Kích thước tiêu chuẩn Châu u: 3.346 × 2.165 in. (85 × 55 mm).
– Kích thước tiêu chuẩn Bắc Mỹ: 3.5 × 2 in. (88.9 × 50.8 mm).
Trước khi thiết kế, bạn nên lựa chọn kích thước phù hợp cho Card visit
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến một số yếu tố khi lên kích thước cho Card visit, bao gồm:
– Trim line: Đường cắt mép.
– Bleed area: Vùng vượt ra ngoài mép.
– Safety line: Vùng an toàn (không để text ra ngoài vùng này).
Bước 3: Tạo logo và các yếu tố đồ họa
Logo là thứ không thể thiếu đối với một chiếc Card visit. Thông thường, logo sẽ được đặt ở một mặt còn mặt còn lại thì đề các thông tin cần thiết. Ngoài yếu tố logo thì các yếu tố đồ họa khác cũng quan trọng. Bạn hãy cố gắp sắp xếp sao cho chúng có sự hài hòa với nhau, tránh để khoảng trắng quá nhiều. Và sự hài hòa màu sắc giữa các yếu tố đồ họa cũng đóng vai trò rất quan trọng, các nhà thiết kế cần chú ý hơn.
Bước 4: Bổ sung text
Khi thiết kế Card visit, bạn không thể bỏ qua các thông tin chứa text, bao gồm: Tên chủ nhân, tên công ty, vị trí, số điện thoại, Email, Website, Social media, slogan, địa chỉ. Đây là những thông tin quan trọng mà qua đó, khách hàng sẽ liên hệ với chủ nhân của Card visit nếu có nhu cầu.
Bước 5: Lựa chọn font chữ và cỡ chữ
Tùy theo bố cục của Card visit mà nhà thiết kế có thể lựa chọn font chữ và cỡ chữ sao cho phù hợp. Trong đó, nhà thiết kế cần nắm vững một số tiêu chí như:
– Font chữ: Font chữ phải dựa theo đặc tính của thương hiệu.
– Cỡ chữ: Phải phù hợp với khả năng đọc của người dùng, tối thiểu của cỡ chữ là 8 pts. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi kích thước lớn hơn đối với những phần thông tin cần nhấn mạnh.
>>> Xem ngay: Postcard là gì? Cách để tạo ra một Postcard ấn tượng
Font chữ và cỡ chữ phải phù hợp với bố cục của Card visit
Bước 6: Lựa chọn hình thức in ấn
Để có được một mẫu Card visit đẹp, ấn tượng thì bạn cần phải chú trọng đến hình thức in ấn. Theo đó, bạn hãy chú ý lựa chọn đơn vị in ấn chất lượng, bạn cũng nên tham khảo trước các chất liệu giấy in và chọn loại phù hợp với hình thức mà bạn muốn truyền tải trong Card visit. Một số loại giấy thường gặp khi thiết kế Card visit bao gồm: giấy ford, giấy couche, giấy crystol, giấy bristol…
Bước 7: Lựa chọn người thiết kế
Đây là bước thiên về công ty/doanh nghiệp, sau khi đã lên toàn bộ ý tưởng về Card visit thì công ty/doanh nghiệp có thể tiến hành lựa chọn người thiết kế. Còn nếu không có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thì có thể thuê trọn bộ về phía nhà thiết kế.
Bước 8: Hoàn thành Card visit
Sau khi đã hoàn thành xong các bước nêu trên, bạn nên đánh giá lại một lần nữa chất lượng cũng như tính thiết thực của Card visit. Bạn cũng cần chú ý chất lượng về màu sắc, bố cục cũng như các yếu tố khác.
Trên đây là toàn bộ 8 bước thiết kế Card visit chuẩn đẹp nhất mà các nhà thiết kế cần nắm. Chắc chắn, nếu nắm vững và áp dụng thành thạo, bạn có thể tự tay thiết kế được những chiếc Card visit ấn tượng và tạo được thu hút đối với khách hàng.
Tags:
Thiết kế Thiết kế đồ họa