
Cách lên một mô hình kinh doanh cơ bản cho doanh nghiệp
Bất cứ một doanh nghiệp nào trước khi đem sản phẩm/dịch vụ của mình ra thi trường cũng phải trải qua các bước từ lên ý tưởng, hoàn thiện và tối ưu hiệu quả hơn các bước sản xuất đó để đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Những hoạt động như thế đều nằm trong Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có các mô hình kinh doanh khác nhau. Cùng Unica đi tìm hiểu cách lên một mô hình kinh doanh cơ bản cho doanh nghiệp của bạn nhé!
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình là gì? Mô hình – Model là thuật ngữ dùng để chỉ sự mô phỏng một sự vật, hiện tượng hoặc vấn đề nào đó và được ứng dụng trong mọi lĩnh vực.
Còn thuật ngữ Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Model, xuất hiện vào những năm 90 của thế kỷ XX. Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể, tuy nhiên khái niệm mô hình kinh doanh được chấp nhận nhiều nhất được AI – Debei, EI – Haddadeh và Avison đúc kết vào năm 2008 định nghĩa:
Một mẫu mô hình trong hoạt động kinh doanh
Mô hình kinh doanh là “khái niệm trừu tượng của một tổ chức, nó có thể là một khái niệm, văn bản và/hoặc đồ hoạ của cấu tạo tương quan, hợp tác, sự sắp xếp tài chính được thiết kế và được phát triển bởi một tổ chức hiện tại và trong tương lai, cũng như tất cả các sản phẩm chính và/hoặc các dịch vụ mà công y cung cấp, hoặc sẽ cung cấp, dựa vào sự sắp xếp cần thiết đó để đạt được mục tiêu và mục đích chiến dịch của nó.”
Hay để hiểu đơn giản hơn khái niệm này, bạn có thể hiểu đơn giản đây khái niệm bao gồm một loạt các mô tả để thể hiện các vấn đề cốt lõi trong kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó gồm có mục đích kinh doanh, quy trình kinh doanh, các chiến lược kinh doanh, cấu trúc – cơ sở hạ tầng, tài nguyên của doanh nghiệp, giao dịch thực hiện, đối tượng khách hàng mục tiêu, các chính sách cần thiết… được thể hiện dưới sơ đồ hoặc văn bản hoặc đồ họa trực quan nào đó.
Xây dựng được các mô hình này, doanh nghiệp sẽ biết có được cái nhìn tổng quát nhất về các yếu tố cần thiết, các cách thức hoạt động để thực hiện kinh doanh hiệu quả.
Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh
– Đối với những doanh nghiệp, công ty mới thành lập thì mô hình kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp công ty xác được vị trí trên thị trường, đồng thời đưa ra những công việc mà mình phải thực hiện để đạt được mục tiêu cuối cùng.
– Việc triển khai và thực hiện một mô hình kinh doanh nào đó cũng buộc doanh nghiệp phải suy nghĩ sâu sắc và quyết định khó khăn.Việc đầu tiên của những công ty mới thành lập phải làm đó chính là tạo ra mô hình kinh doanh riêng cho doang nghiệp của họ. Nó rất hữu ích để đánh giá tiềm năng của một dòng sản phẩm mới hoặc chiến lược liên doanh và làm thế nào để nó có giá trị ở thị trường hiện tại.
– Một mô hình kinh doanh vững chắc làm các công ty và thương hiệu phải chịu trách nhiệm cho những gì họ đang làm việc, thời gian và tài nguyên họ tiêu thụ. Xây dựng mô hình kinh doanh cũng khuyến khích các nhà lãnh đạo suy nghĩ từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là hiểu rõ hơn về những gì quan trọng đối với khách hàng và làm thế nào để cung cấp tốt nhất giá trị thực cho họ.
Các yếu tố tạo lên mô hình kinh doanh
Mỗi công ty, doanh nghiệp cần phải xác định được cách tiếp thị sản phẩm cơ bản, làm thế nào để tạo ra giá trị thực cho khách hàng và đối tác. Đây cũng chính là lý do tại sao mô hình kinh doanh thông thường sẽ có những thông tin về khách hàng mục tiêu, thị trường, sức mạnh và thách thức của tổ chức, các yếu tố thiết yếu của sản phẩm và cách thức bán sản phẩm. Vậy nên việc tạo ra mô hình kinh doanh là cách nhanh nhất để nắm bắt và truyền đạt các yếu tố này trong một công ty.
Thành phần của mô hình kinh doanh
Dưới đây là danh sách chi tiết các thành phần được tìm thấy trong hầu hết các mô hình kinh doanh:
– Vấn đề: Pain Point (nỗi đau của khách hàng) là những vấn đề cụ thể mà khách hàng hiện thời cũng như khách hàng tiềm năng của bạn đang gặp phải.
– Giải pháp: Cách công ty dự định đáp ứng nhu cầu của khách hàng (hay còn gọi là sản phẩm).
– Tài nguyên chính: Tài sản vật chất, trí tuệ, con người và tài chính tại công ty.
– Phân khúc khách hàng: Khách hàng mục tiêu là ai.
– Đề xuất giá trị duy nhất: Tại sao khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm của công ty?
– Bối cảnh cạnh tranh: Khách hàng có thể sử dụng những lựa chọn thay thế nào?
– Lợi thế cạnh tranh: Đặc điểm không dễ dàng sao chép hoặc mua ở nơi khác.
– Kênh bán hàng: Công ty sẽ tiếp cận khách hàng như thế nào.
– Luồng doanh thu: Cách công ty tạo thu nhập.
– Mô hình doanh thu: Cách tạo lợi nhuận của công ty.
– Đối tác chính: Đối tác và nhà cung cấp thiết yếu cho doanh nghiệp.
– Cấu trúc chi phí: Chi phí của công ty là gì và điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá cả như thế nào.
– KPI chính: Cách công ty đo lường thành công.
Tùy thuộc vào sự trưởng thành của công ty và sản phẩm cung cấp, mô hình kinh doanh thực tế được tạo ra có thể không quá phức tạp hoặc giải quyết chi tiết từng thành phần. Mục tiêu là đưa ra một tầm nhìn chiến lược và mạnh mẽ, đánh giá khách quan những gì có thể và những thách thức nào sẽ phải đối mặt trong một hình thức tóm tắt.
Cách lên một mô hình kinh doanh hiệu quả
1. Xác định thị trường và phân khúc khách hàng mục tiêu của bạn
Xác định thị trường và phân khúc khách hàng mục tiêu của bạn để lên mo hinh kinh doanh hiệu quả
Để xác định được thị trường mà doanh nghiệp muốn nhắm đến bạn sẽ cần phải thực hiện rất nhiều công đoạn để có được những dữ liệu và thông tin cần thiết về thị trường của bạn. Bạn cũng cần phải rất quan tâm đến phân khúc khách hàng mà bạn muốn hướng đến.
Bạn sẽ cần phải trả lời được những câu hỏi cơ bản như:
– Đặc trưng của Thị trường bạn đang nhắm đến là gì?
– Đối thủ của bạn là ai? Có bao nhiêu đối thủ?
– Những lợi thế và điểm yếu của đối thủ ? Đồng thời ưu điểm cũng như bất lợi của bạn?
– Phân khúc khách hàng mục tiêu bạn nhắm đến: Nhân khẩu học, tâm lý học, vấn đề họ đang gặp phải, phân tích chi tiết hành vi, nhu cầu của khách hàng, cách lựa chọn sản phẩm, cách mua hàng của họ,…
– Sản phẩm/dịch vụ của bạn có đáp ứng được nhu cầu đó hay không?
– …
Để có được những thông tin tổng quan nhất, bạn nên sử dụng các mô hình phân tích khách hàng và mô hình phân tích thị trường như SWOT hoặc SMART, thông qua những mô hình này bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất về thị trường mà bạn đang nhắm đến, từ đó bạn sẽ biết cách đánh giá thị trường và có được những chiến lược hiệu quả phù hợp.
2. Lên ý tưởng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng
Sản phẩm của bạn không chỉ đơn giản là sản phẩm giúp khách hàng giải quyết được nhu cầu và thỏa mãn mong muốn của họ. Bạn cần phải quan tâm rất nhiều vấn đề xung quanh sản phẩm, trong đó bạn cần quan tâm: Mẫu mã sản phẩm hấp dẫn, ấn tượng, phù hợp, Chất lượng sản phẩm, Giá cả phù hợp,…
Lên ý tưởng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng
Bạn cần có những chiến lược giá cả tốt để cạnh tranh với đối thủ của mình, hoặc phải có được những mẫu mã ấn tượng, nhận diện sản phẩm tốt hơn so với đối thủ để làm sao thu hút được khách hàng mục tiêu ngay từ ban đầu, sau đó là khiến khách hàng mua sản phẩm trong sự hài lòng, vui vẻ, cảm thấy xứng đáng với số tiền bỏ ra.
3. Lên kế hoạch sản xuất sản phẩm với ngân sách phù hợp
Đã có ý tưởng sản phẩm tuyệt vời, bước tiếp theo chính là lên kế hoạch sản xuất, hiện thực hóa sản phẩm với ngân sách phù hợp. Chi phí sản xuất luôn là một trong những vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp, nhất là các starup phải đau đầu để có thể hiện thực hóa những ý tưởng đó.
Mà chi phí sản xuất đâu đơn giản chỉ là chi phí tạo ra sản phẩm, nó còn bao gồm cả chi phú nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí công nghệ thiết bị, chi phí bảo quản, chi phí thiết kế… rất rất nhiều chi phí mà chỉ khi bắt tay vào làm bạn mới thấy được. Do đó việc tìm và lên kế hoạch hiện thực hóa sản phẩm không hề đơn giản, bạn sẽ cần phải rất chặt chẽ trong việc lựa chọn nguyên vật liệu, lựa chọn nhân công, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, đảm bảo không để bất cứ sai sót nào xảy ra.
4. Xây dựng chiến lược quảng bá đưa sản phẩm tới tay khách hàng trên thị trường
Bước cuối cùng đó là lên chiến dịch quảng cáo sản phẩm và tung sản phẩm ra thị trường. Bạn có thể thực hiện quảng cáo sản phẩm bằng các kênh truyền thông truyền thống trực tiếp như tổ chức giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm bằng banner, tờ rơi, rao bán tại các địa điểm bán hàng,… hoặc thực hiện tiếp thị Digital như social media, website, blog, các buổi workshop,… nhằm thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
5. Hoàn thiện mô hình kinh doanh và bắt tay vào hoạt động
Sau những thành công ban đầu, bước quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là tối ưu hơn mô hình kinh doanh hiện tại của mình, hoàn thiện hơn các công đoạn, yếu tố trong dây chuyền sản xuất như nâng cấp cơ sở vật chất, tuyển chọn nhân sự phù hợp, đi tìm đối tác để hợp tác làm ăn lâu dài và phát triển bền vững hơn.
Như vậy bạn đã có được những thông tin quan trọng về mô hình kinh doanh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Hi vọng những thông tin trên của Unica đã đem đến cho bạn cái nhìn tổng quát và cụ thể về cách lên một mô hình kinh doanh cơ bản cho doanh nghiệp của bạn.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
Bạn đọc cũng quan tâm các nội dung hay:
– 5 mô hình kinh doanh nhỏ hiệu quả “1 vốn 4 lời”
– Mô hình kinh doanh hệ thống cho người khởi nghiệp không cần vốn
– Bạn có biết mô hình kinh doanh quán cafe kết hợp?
Tags:
Kinh doanh Marketing