
Cách kết hợp hàm SUMIF và hàm VLOOKUP trong Excel
Nghe nói đến hai hàm SUMIF và VLOOKUP thì không còn xa lạ gì với người dùng Excel, hai hàm “chuyên cần” này rất được ưu dùng. Tuy nhiên rằng với những bạn mới làm quen với Excel thì chắc cũng chưa biết đến việc kết hợp hai hàm trên sẽ cho ra một cách làm tuyệt vời đối với công việc của bạn và việc dùng hàm SUMIF và hàm VLOOKUP được dùng rất phổ biến cũng rất hiệu quả trong Excel. Khi hai hàm hợp tác để xử lý công việc sẽ khiến cho người dùng cảm thấy vô cùng hài lòng. Cách kết hợp hiệu quả 2 hàm thật đơn giản qua các bước làm dưới đây.
1. Hàm SUMIF và hàm VLOOKUP
Hàm SUMIF
Hàm SUMIF trong Excel
Hàm SUMIF là một hàm để tính tổng các ô đáp ứng một tiêu chí duy nhất. SUMIF có thể được sử dụng để tính tổng các ô dựa trên ngày, số và văn bản phù hợp với tiêu chí cụ thể
Công thức hàm Sumif:
= SUMIF (phạm vi, tiêu chí, [sum_range])
– Phạm vi ( range) phạm vi của các ô mà bạn muốn áp dụng tiêu chí.
– Tiêu chí ( Criteria ) các tiêu chí được sử dụng để xác định các ô cần thêm.
– [sum_range] ( [tùy chọn] ) Các ô để thêm vào với nhau, nếu [sum_range] bị bỏ qua thì các ô trong phạm vi sẽ được thêm vào cùng nhau.
Ví dụ minh họa hàm SUMIF: Cho bảng dữ liệu sau bao gồm thông tin sản phẩm và số lượng sản phẩm đã bán, yêu cầu tính tổng giá trị sản phẩm thuộc hãng OPPO.
Xem thêm: Trọn bộ tin học văn phòng từ cơ bản đến nâng cao
Ví dụ về hàm Sumif – Hình 1
– Bước 1: Nhập công thức =SUMIF(C3:C11;C14;D3:D11) vào ô bạn muốn hiển thị kết quả.
Trong đó: C3:C11 tìm hãng là OPPO
– Bước 2: Nhấn Enter để nhận kết quả.
Ví dụ về hàm Sumif – Hình 2
Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet và 2 file
Hàm Vlookup
Hàm Vlookup ( viết tắt của tra cứu dọc ) là một hàm Excel tích hợp được tạo ra để tra cứu và truy xuất dữ liệu từ một cột cụ thể trong bảng. Đối với một giá trị được chỉ định, hàm sẽ tìm hoặc tra cứu giá trị trong một cột dữ liệu và trả về giá trị tương ứng từ một cột khác.
Hàm Vlookup trong Excel
Công thức của hàm Vlookup:
= VLOOKUP (giá trị, bảng, col_index, [phạm vi_lookup])
– Giá trị ( value ) giá trị cần tìm trong cột đầu tiên của bảng.
– Bảng ( Table_array ) là bảng để lấy giá trị.
– Col_index cột trong bảng để lấy giá trị.
– Phạm vi_lookup – [tùy chọn] TRUE = khớp gần đúng (mặc định). SAI = khớp chính xác.
Ví dụ minh họa về hàm Vlookup: Cho bảng thông tin sản phẩm như mô tả dưới hình. Yêu cầu tìm giá bán của sản phẩm.
– Bước 1: Nhập công thức =VLOOKUP(C14;A2:D11;4;0) vào ô bạn muốn hiển thị kết quả.
– Bước 2: Nhấn Enter để nhận kết quả.
Ví dụ về hàm Vlookup
2. Kết hợp hàm Sumif và hàm Vlookup
Để biết được cách kết hợp hai hàm SUMIF và hàm VLOOKUP trong ví dụ sau đây sẽ giới thiệu một cách chi tiết.
Ví dụ cho trang tính có 3 bảng dữ liệu khác nhau như bên dưới:
Ví dụ kết hợp hàm SUMIF và hàm VLOOKUP. Hình 1
=> Mục đích của ví dụ là tìm doanh thu ứng với tên tương ứng cho bảng 3.
Nếu như chỉ áp dụng hàm tính tổng Sumif để thực hiện bài toán này thì sẽ không ho ra đáp án đầy đủ, vậy nên kết hợp cả hàm Vlookup để thực hiện việc tìm kiếm mã của mỗi nhân viên và tính doanh thu theo điều kiện của nhân viên.
Xem thêm: Cách dùng hàm IF kết hợp với hàm VLOOKUP trong Excel với ví dụ
Các bước tính được thực hiện dùng công thức kết hợp hàm cùng các giá trị cụ thể trong trang tính, công thức:
=SUMIF(D:D,VLOOKUP(B12,A3:B7,2,FALSE),E:E)
Trong đó:
– Sumif và Vlookup là hàm tính tổng và hàm tìm kiếm có điều kiện.
– D:D là vùng chứa các ô điều kiện.
– B12 là vùng giá trị đối chiếu với cột doanh số, là giá trị cần tìm kiếm. Khi thay đổi tên thì cột doanh số cũng thay đổi theo.
– A3:B7 là vùng dữ liệu cột cần lấy dữ liệu để dò tìm giá trị cho vùng B12 ở bên trên.
– Số 2 là thứ tự xuất giá trị hiển thị lên màn hình, tùy theo cột cần lấy dữ liệu có bao nhiêu cột. Ở đây cột cần lấy dữ liệu là Mã NV ở vị trí thứ 2 cột B nên thứ tự sẽ là 2.
– Flase là phạm vi tìm kiếm tuyệt đối cho kết quả chính xác thay vì sử dụng True cho kết quả tương đối.
– E:E là khu vực cho trước doanh thu của từng nhân viên đạt được.
Dùng công thức trên nhập vào trong bảng 3 ở C12, trong ví dụ tính doanh thu cho Phí Lan, nên ở phần họ tên nhập tên của Phí Lan:
Ví dụ kết hợp hàm SUMIF và hàm VLOOKUP. Hình 2
Khi nhập xong công thức, sẽ cho ra ngay kết quả doanh thu của Phí Lan với doanh thu là 6500000.
Và khi đổi tên thay bằng bất kỳ tên nào vẫn giữ nguyên công thức và cho ra kết quả số doanh thu tương ứng và chính xác của người đấy.
3. Một số lỗi thường gặp khi kết hợp hàm SUMIF với hàm VLOOKUP
Lỗi #N/A
– Nguyên nhân xảy ra lỗi #N/A là do nhập thiếu đối số hoặc đối số sum_range không phải dải số.
– Khắc phục lỗi này bằng cách kiếm tra lại các đối số xem đã nhập đủ và đúng chưa khi dùng hàm SUMIF.
Lỗi #N/A
Lỗi trả về 0
– Nguyên nhân xảy ra lỗi là do các đối số khai báo sai kiểu dữ liệu.
– Khắc phục lỗi này bằng cách kiểm tra các đối số xem đã nhập đúng hay chưa.
Lỗi trả về 0
Lỗi #ERROR
– Nguyên nhân của lỗi này là do nhập sai cú pháp hàm.
– Khắc phục lỗi này bằng cách kiểm tra các đối số và cách trình bày xem đã nhập đúng hay chưa.
Lỗi #ERROR
4. Một số lưu ý khi kết hợp hàm SUMIF và hàm VOOKUP
– Cả hai hàm Vlookup và hàm Sumif đều không phân biệt chữ hoa.
– Hàm Vlookup có 2 kiểu tìm kiếm là tuyệt đối và tương đối.
– Hàm Vlookup chỉ tìm kiếm dữ liệu từ trái qua phải
– Đối số Range và sum_Range phải có cùng kích thước và ngang nhau.
– Hàm SUMIFS có thể tính toán nhiều điều kiện.
Vậy việc kết hợp hai hàm SUMIF và hàm VLOOKUP để áp dụng làm ví dụ trên trở nên đơn giản khi thực hiện việc tìm tổng doanh thu của mỗi cá nhân kèm theo điều kiện.
Ngoài ra, chúng tôi còn có một số khóa học liên quan đến khóa học Excel trực tuyến tại TÀI LIỆU KÍN khác, bạn đọc quan tâm hãy tìm hiểu và nhanh chóng sở hữu những khóa học phù hợp nhất với bạn nhé.
Chúc các bạn thành công!
Tags:
Excel