
Cách dùng hàm Match trong Excel để tìm kiếm giá trị xác định
Đa số người học Excel với nhiều nhận xét đưa ra rằng excel là một hệ thống hàm chức năng, mỗi hàm chức năng không chỉ thực hiện các chức năng riêng biệt mà còn hỗ trợ kết hợp với nhau để thực hiện các bài toán khác nâng cao khác nhau. Đúng vậy các bạn có thể lấy ví dụ như hàm match, hàm không chỉ thực hiện một chức năng riêng biệt riêng mà hàm còn kết hợp với một số những hàm khác để thực hiện một số những công việc cụ thể. Để thấy rõ hơn bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn giới thiệu cơ bản về hàm match và cách dùng hàm trong excel.
1. Hàm Match là gì?
Hàm match là một hàm tìm kiếm vị trí của một dữ liệu trong một vùng dữ liệu, thực hiện công việc đưa ra số thứ tự vị trí của dữ liệu đó trong một khu vực cột hoặc hàng nào đó.
Hàm Match với chức năng cơ bản như vậy nên hàm không thường xuyên được sử dụng trong khi làm việc trong excel, mà hàm thường hay được kết hợp và cùng các hàm khác để thực hiện những công việc thường xuyên hay gặp hơn với người dùng.
2. Hàm Match – Cú pháp và cách sử dụng
Cú pháp hàm:
=MATCH(lookup_value, lookup_array, [match_type])
Trong đó:
– Lookup_value: giá trị cần xác định vị trí trong mảng dữ liệu lookup_array
– Lookup_array: là mảng dữ liệu để xác định vị trí số thứ tự.
– Match_type: không cần thiết hay bắt buộc, có thể là -1, 0 hoặc 1,mặc định là 1.
Như vậy vẫn chưa đủ để chúng ta hiểu hết về hàm Match. Bạn cần phải hiểu rõ hơn về các đối số. Cụ thể như sau:
– Giá trị tìm kiếm: Đây là trị bắt buộc và là giá trị cần thiết để bạn so khớp trong mảng tìm kiếm.
– Mảng tìm kiếm: Một giá trị bắt buộc nữa trong phạm vi ô được tìm kiếm
– Giá trị tra cứu: Đối số này có thể là một giá trị như văn bản, giá trị logic hay đơn giản là những con số. Hoặc cũng có thể là một tham chiếu ô đến 1 số hoặc văn bản hay giá trị logic
– Kiểu khớp: Để hiểu rõ hơn về đối số kiểu khớp chúng ta cùng tham khảo bảng chú thích chi tiết dưới đây biết cách mà hàm tìm thấy các giá trị.
– Hàm Match không phân biệt chữ thường và chữ hoa- Giá trị trả về khớp với giá trị đối số Lookup_array khi sử dụng hàm Match, chứ không trả về chính giá trị đó
– Nếu hàm Match không tìm được gia trị khớp thì kết quả trả về sẽ là #N/A
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng hàm INDIRECT trong Excel
3. Ví dụ cơ bản về hàm Match trong Excel
Thường thì chỉ sử dụng hàm match không được phổ biến nhiều bởi hàm match cơ bản chỉ thực hiện được công việc cơ bản sau.
Ví dụ 1: Tìm ra những thứ tự vị trí của mục đơn vị tính, và tìm thứ tự vị trí của mã hàng AS trong bảng dữ liệu dưới đây:
Sử dụng hàm Match cơ bản. Hình 1
– Thực hiện tìm vị trí thứ tự của mục Đơn vị tính trong hàng:
Lựa chọn một ô trống nhập công thức hàm match để tìm: =MATCH(C1;A1:D1) và nhấn Enter:
Sử dụng hàm Match cơ bản. Hình 2
Tương tự cũng thực hiện với yêu cầu thứ 2, tìm vị trí thứ tự của mã AS
Nhập công thức hàm match vào một ô bất kỳ: =MATCH(A4;A1:A8)
Sử dụng hàm Match cơ bản. Hình 3
Ví dụ 2: Quan sát bảng dữ liệu dưới đây, yêu cầu tìm thứ tự của học sinh với thứ tự cho trước như trong bảng.
Bạn thực hiện như sau:
Sử dụng hàm Match cơ bản. Hình 4
– Áp dụng công thức tìm kiếm thứ tự: =MATCH(D2,$D$6:$D$8,0. Sau đó nhấn Enter để hoàn tất.
Sử dụng hàm Match cơ bản. Hình 5
– Kết quả sau khi hoàn thành như sau:
Sử dụng hàm Match cơ bản. Hình 6
Trên đây là những ví dụ cơ bản về hàm Match, để tìm hiểu chi tiết hơn nữa về cách sử dụng của hàm MATCH trong Excel, bạn đọc có thể tham khảo Video bài giảng sau:
Hướng dẫn sử dụng hàm MATCH trong Excel
4. Hàm Match kết hợp với một số hàm khác
4.1. Hàm Match kết hợp với hàm Vlookup
Bản thân hàm vlookup là một hàm được dùng khá phổ biến và được sử dụng để tìm kiếm giá trị theo cột, kết hợp với hàm match cũng là một hàm tìm kiếm vị trí thứ tự vậy nên 2 hàm kết hợp thực hiện được công việc nâng cao hơn khi tìm kiếm.
Các bạn có thể thấy ví dụ dưới đây:
Sử dụng hàm Match kết hợp hàm Vlookup
4.2. Hàm Match kết hợp với hàm Index
Chức năng của hàm match kết hợp với hàm index cũng khá giống với sự kết hợp của hàm match với hàm vlookup, tuy nhiên sự kết hợp của hai hàm này thường được ưa dùng hơn so với sự kết hợp 2 hàm trên, các bạn có thể thấy được qua ví dụ dưới đây:
Tìm trong bảng dữ liệu dưới đây, nước nào có thủ đô là Seoul, nhập công thức tìm tại một ô bất kỳ: =INDEX(B1:B10,MATCH(“Seoul”,C1:C10,0)
Sử dụng hàm Match kết hợp hàm Index
Và các bạn có thể tìm ra quốc gia của thủ đô Seoul là Hàn Quốc.
5. Một số lỗi thường gặp khi dùng hàm MATCH
Khi bạn sử dụng hàm Match kết hợp với hàm Index, thường xuất hiện một số lỗi như sau:
– Lỗi #NA:
+ Khi hàm MATCH không tìm thấy giá trị trong phạm vi dò tìm, nó sẽ trả về giá trị #N/A.
+ Khi sử dụng một phạm vi trong INDEX, MATCH thay vì một giá trị, bạn cần nhấn phím Ctrl+Shift+Enter để chuyển về công thức mảng.
+ Khi sử dụng hàm MATCH, cần có sự nhất quán giữa giá trị trong đối số match_type và thứ tự sắp xếp các giá trj trong phạm vi dò tìm, nếu không bạn sẽ gặp giá trị #N/A.
– Lỗi #VALUE:
+ Nếu bạn đang sử dụng chỉ mục dưới dạng công thức mảng cùng với kết quả phù hợp để có thể dò tìm một giá trị, bạn sẽ cần chuyển công thức của bạn thành công thức mảng bằng cách nhấn Ctrl+Shift+Enter, nếu không thì bạn sẽ thấy lỗi #VALUE! xuất hiện.
6. Một số lưu ý khi sử dụng hàm Match trong Excel
– Hàm Match trong Exel không phân biệt chữ hoa và chữ thường khi làm việc với dữ liệu chữ.
– Hàm Match trả về vị trí tương đối của giá trị cần tìm, không trả về giá trị đó.
– Nếu vùng tìm kiếm có một vài giá trị trùng nhau, hàm Match sẽ trả về giá trị đầu tiên mà nó gặp.
– Hàm Match xảy ra lỗi #N/A khi giá trị cần tìm không có trong vùng tìm kiếm.
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về hàm MATCH và cách dùng hàm MATCH trong Excel kèm ví dụ thực tế. Chúng tôi hy vọng những kiến thức trên là hữu ích để giúp bạn có thể nâng cao hiệu suất làm việc với Excel.
>> Xem thêm:
Tags:
Excel