
Các yếu tố để kinh doanh nhà hàng hải sản hiệu quả nhất
Trên thực tế, có nhiều bạn đang nhen nhóm ý định kinh doanh nhà hàng hải sản nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu. Thực tế, việc kinh doanh có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ mặt bằng, nguyên liệu cho đến cách thức phục vụ. Đã có rất nhiều trường hợp “chóng nở, chóng tàn”, nếu bạn không muốn rơi vào trường hợp này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Cần làm gì khi mở cửa hàng hải sản?
1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một việc làm mà bạn tuyệt đối không thể bỏ qua trước khi bắt tay vào kinh doanh hải sản. Tuy nhiên, chẳng mấy ai để ý đến bởi nó khá vô hình. Việc nghiên cứu thị trường không chỉ giúp bạn có tầm nhìn rộng hơn về phương thương kinh doanh mà còn giúp bạn xác định được những công việc cần phải làm trong thời gian sau này.
>>> Xem ngay: Các ý tưởng kinh doanh nhà hàng độc đáo hiện nay
Bạn cần nghiên cứu thị trường trước khi bắt tay vào kinh doanh hải sản
Trong quá trình nghiên cứu, bạn cần phải “nằm lòng” nơi bạn sống đã có nhiều quán hải sản hoặc nhà nhà hàng hải sản hay chưa? Phương thức hoạt động, thu hút khách hàng của họ là gì? Giai đoạn này có vẻ “vô hình” nhưng rất quan trọng khi kinh doanh nhà hàng hải sản.
2. Xác định đối tượng khách hàng
Khách hàng “muôn hình muôn vẻ” nên sẽ không có một nhà hàng nào có sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Chính vì vậy, bạn cần phải hướng đến đối tượng khách hàng cụ thể, để bạn có thể làm hài lòng và giữ chân được họ.
Có nhiều cách thức khác nhau giúp bạn phân đoạn thị trường như: độ tuổi, giới tính, phong tục tập quán, sở thích, địa lý… Tùy thuộc vào từng phân đoạn mà bạn có thể nắm được đặc điểm của từng đối tượng. Nhờ đó, bạn sẽ có cách thức kinh doanh phù hợp cho bản thân.
3. Lựa chọn mặt bằng
Vấn đề địa điểm là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của quán. Tùy thuộc vào số tiền bạn có, bạn có thể lựa chọn được địa điểm kinh doanh thích hợp. Nếu có ý định mở nhà hàng hải sản ở các khu du lịch thì bạn nên chọn những khu quanh biển. Còn nếu không đủ chi phí thì bạn có thể lựa chọn những nơi đông dân cư và các cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống hoặc hải sản khô.
Địa điểm là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của quán
Nếu bạn muốn mở cửa hàng hải sản ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thì bạn hãy chọn nơi đông dân cư hoặc gần khu chợ hải sản. Tuy nhiên, bạn nên tránh những nơi giao thông tắc nghẽn hoặc đường một chiều. Bên cạnh đó, khách hàng thường ngại khi phải gửi xe ở khu vực quán ăn nên hãy tìm một mặt bằng đủ rộng phù hợp với lượng khách hàng mà bạn định phục vụ.
4. Số vốn kinh doanh
Khi kinh doanh nhà hàng hải sản, vốn là một vấn đề khiến bạn phải đau đầu. Với những bạn khi mới bắt tay vào kinh doanh thì khó có thể phân chia được đầy đủ số vốn cần dùng vào những việc gì. Bạn cần phải liệt kê những khoản chi phí cần phải trả khi kinh doanh như sau:
5. Chi phí thuê mặt bằng và tiền cọc tháng đầu tiên.
– Chi phí thuê đầu bếp, nhân viên phục vụ.
– Chi phí sửa chữa mặt bằng, trang trí cửa hàng, các vật dụng trang trí như: bàn ghế, bể tôm, cá, mực, ghẹ…
– Chi phí chi trả nguyên vật liệu và nhập các loại hải sản.
– Chi phí dự phòng cho 3 tháng đầu tiên.
6. Giấy tờ khi kinh doanh
Khi kinh doanh nhà hàng ăn uống, bạn cần phải nắm rõ các vấn đề về pháp lý như: đăng ký giấy phép kinh doanh, các loại giấy phép về an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép về quy định phòng cháy chữa cháy…
7. Nguồn cung cấp hải sản
Một trong những yếu tố khi kinh doanh nhà hàng hải sản không kém phần quan trọng đó là nguồn cung cấp hải sản. Bạn cần tìm được nguồn cung cấp hải sản phù hợp với nhu cầu cũng như số tiền mà bạn có. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đặt yếu tố đảm bảo chất lượng và số lượng mà bạn cần, đặc biệt là nguồn hàng phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
>>> Xem ngay: Những khó khăn khi kinh doanh nhà hàng cần phải nhớ
Bạn cần tìm được nguồn cung cấp hải sản đảm bảo chất lượng
Nếu nhà cung cấp hiện tại chỉ giải quyết được những vấn đề chất lượng mà không thể gánh thêm bài toán chi phí thì tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn mặt bằng chung của thị trường. Điều này sẽ khiến cho bạn khó khăn trong quá trình cạnh tranh. Do đó, hãy tham khảo thông tin hải sản tại các chợ đầu mối, thương lượng với nhà cung cấp để có được giá cả phù hợp nhất.
8. Hãy kinh doanh đồ uống kèm theo
Nhiều người mới kinh doanh không biết, yếu tố mang lại lợi nhuận cho khách hàng không nằm ở nguyên liệu hải sản bởi giá nhập đã đắt và công chế biến là không đáng kể. Thực tế cho thấy nhiều nhà hàng có doanh số đồ uống cao gấp 2 -3 lần các loại hải sản.
Vì vậy kinh doanh đồ uống đi kèm là một lựa chọn hợp lý, hãy phục vụ đồ uống chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng như hãng bia trên thị trường tìm nhà cung cấp uy tín, giá phải chăng. Cần đa dạng về đồ uống cũng như giá cả.
9. Thái độ phục vụ khách hàng
Thái độ nhân viên phục vụ khách hàng phải chu đáo, nhiệt tình, nhẹ nhàng, vậy nên bạn cần chọn và đào tạo nhân viên với các kỹ năng như cách ứng xử với khách sao cho khéo léo. Với đầu bếp cần nấu nướng nhanh chóng để tránh trường hợp khách chờ lâu gây khó chịu. Với thanh toán cũng cần nhanh nhẹn cần phân tiền ra theo từng loại, máy in bill để thu ngân dễ dàng, không gây nhầm lẫn và thất thoát.
10. Chiến lược Marketing
Để cửa hàng kinh doanh thành công bạn không thể bỏ qua chiến lược Marketing. Bạn có thể lập fanpage, chạy quảng cáo google, facebook, lập các website để nhiều khách hàng biết đến nhà hàng của bạn hơn.
Như vậy, TÀI LIỆU KÍN đã giúp bạn nắm được bí quyết khi kinh doanh nhà hàng hải sản. Qua bài viết này, mong rằng các bạn đã trang bị cho mình những kiến thức học kinh doanh bổ ích và có thể định hình được những việc cần phải làm để kinh doanh hiệu quả nhất.
Chúc các bạn thành công!
Tags:
Kinh doanh