
Bí quyết thành công kinh doanh homestay không phải ai cũng biết
Thời đại Covid đã ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới nhiều ngành nghề, lĩnh vực lớn nhỏ hiện nay, trong đó phải nói đến Kinh doanh và Du lịch. Vậy sau khi dịch Covid đi qua bạn sẽ cần phải làm gì để bắt đầu lại công việc kinh doanh của mình? Hãy đến với hình thức kinh doanh homestay và cùng tìm hiểu tiềm năng khổng lồ của Homestay trong bài viết này nhé.
Homestay là gì?
Homestay là một loại hình lưu trú khá đặc biệt và hấp dẫn,khách du lịch sẽ đến và nghỉ lại tại nhà của người dân địa phương để khách du lịch họ sẽ mình trải nghiệm và khám phá đời sống văn hóa, sinh hoạt, các phong tục tập quán của người địa phương nơi họ đến tham quan du lịch.
Bạn có thể hiểu đơn giản đó là bạn sẽ được trực tiếp tới nhà người dân địa phương nơi bạn đến du lịch để khám phá nếp sinh hoạt của người dân, về văn hóa của vùng miền nơi bạn đến. Bạn sẽ được tiếp xúc và trải nghiệm một cách chân thực nhất với người dân địa phương, được thưởng thức ẩm thực nơi đó, hoặc các lễ hội, các hoạt động thường ngày…
Bởi Homestay là loại hình du lịch dựa vào chủ yếu là cộng đồng, do đó chúng rất phù hợp để dùng quảng bá hình ảnh con người, văn hóa và cảnh quan khu vực đó. Có thể kể đến một số tỉnh thành lớn như Đà Nẵng, Hội An, Bến Tre, Đà Lạt…
Vì sao bạn nên bắt đầu kinh doanh homestay ngay hôm nay?
Tiềm năng khổng lồ từ nhu cầu du lịch
>>> Xem ngay: Nghiên cứu thị trường là gì? Các bước nghiên cứu thị trường hiệu quả
Kinh doanh homestay có tiềm năng rất lớn
Homestay là hình thức kinh doanh dựa vào cộng đồng, mà Việt Nam lại là một đất nước đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc, do đó nếu bạn có thể khai thác sự đặc biệt này của homestay sẽ đem đến cho bạn nói riêng và nền du lịch nước nhà nói chung thu gặt được rất nhiều điều hấp dẫn.
Hơn nữa thời đại mở cửa đã đón chào đa dạng những khách du lịch là nước ngoài tới Việt Nam, cùng với đó tư tưởng giới trẻ cũng trở nên thoải mái và ưa “phượt” không kém gì khách nước ngoài, do đó homestay sẽ là một hình thức lưu trú giá rẻ mà trải nghiệm cá nhân lại hấp dẫn hơn các hình thức khác không thể đem lại cho họ, đặc biệt là ở những thành phố lớn hay những vùng đất còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đơn sơ như Hà Giang, Lai Châu, Kiên Giang,…
Lợi nhuận hấp dẫn
Yếu tố lợi nhuận luôn là mục đích cuối cùng cho bất cứ hoạt động kinh doanh hay đầu tư nào. Với hình thức kinh doanh này, một người kinh doanh homestay thành công hoàn toàn có thể kiếm được tới vài trăm triệu đồng mỗi tháng. Bởi khách hàng chủ yếu là khách du lịch và giới trẻ, họ sẵn sàng chi trả cho vị trí homestay đẹp để được trải nghiệm một cách trọn vẹn nhất không gian cũng như tận hưởng toàn bộ thời gian khi đi du lịch kiểu này.
Khả năng thu hồi vốn nhanh
Để kinh doanh homestay thành công, vấn đề cải tạo cũng rất được người kinh doanh quan tâm. Tuy nhiên thời gian để cải tại chúng thì rất ngắn, chỉ khoảng 2 tuần đến 1 tháng là bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh homestay rồi. Khả năng thu hồi vốn kinh doanh hình thức này cũng rất nhanh chóng. Tùy từng mức giá thuê homestay khác nhau mà tốc độ thu hồi vốn cũng sẽ khác nhau.
Tự do tài chính
Đến một thời điểm homestay của bạn đã đủ ổn định, bạn hoàn toàn có thể biến kinh doanh homestay thành một nguồn thu nhập thụ động rất tốt. Dùng số tiền ‘cánh tay trái’ đó để mở rộng quy mô kinh doanh, hay dùng để tăng chất lượng cuộc sống,… bạn hoàn toàn được tự do quyết định nhờ kinh doanh homestay thành công.
Kinh doanh homestay cần những gì?
Hấp dẫn là vậy, song có vài chú ý bạn cần quan tâm khi bắt tay chuẩn bị kinh doanh homestay.
1. Vốn
Kinh doanh homestay cần chuẩn bị vốn đầu tư
Khả năng thu hồi vốn nhanh nhưng trước đó bạn cũng cần phải có một khoản kha khá khoảng vài chục triệu để đầu tư cải tạo homestay, thuê mặt bằng, trang trí, … với rất nhiều khoản cần phải chi trả. Bạn có thể huy động vốn từ ngân hàng, bạn bè góp chung,…
2. Xác định đối tượng mà bạn muốn nhắm đến
Bạn sẽ cần phải lên một kế hoạch chi tiết về những tệp khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến: tuổi tác, nhu cầu, khả năng chi trả, nước ngoài hay người Việt, sở thích… từ đó có được những định hướng homestay phù hợp với từng đối tượng.
3. Địa điểm
Vị trí đắc địa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của hình thức kinh doanh homestay. Những khu vực còn giữ được nét hoang sơ, hay thời tiết mát mẻ, địa điểm du lịch nổi tiếng… sẽ là những nơi có nhiều tiềm năng thu hút khách du lịch.
4. Nội thất
Đa số số tiền vốn bạn có ngoài chi trả mặt bằng thì sẽ đầu tư phần lớn vào việc cải tạo không gian, sủa/thay đổi đồ nội thất, đồ decor “sống ảo”. Nội thất không gian càng ấn tượng, đặc biệt, “chill chill” thì càng thu hút được nhiều khách du lịch tới.
5. Quảng bá
Thời đại công nghệ số 4.0 đã kéo gần hơn con người với nhau, tận dụng điều này bạn nên bắt tay ngay vào hoạt động quảng bá homestay của mình như lập website, đăng tải quảng bá hình ảnh video của homestay trên đó.
Ngoài ra bạn có thể quảng bá homestay của mình trên Facebook, Instagram, kết nối với các kênh/website đặt phòng online… Hơn nữa thì có thể mở rộng đại lý du lịch, thuê người nổi tiếng quảng cáo…
Một số khó khăn gặp phải khi kinh doanh homestay
1. Cạnh tranh ngày càng gay gắt
Kinh doanh homestay là hình thức không còn quá xa lạ, trở nên phổ biến hiện nay. Vì vậy rất nhiều người đầu tư vào, do đó mức độ cạnh tranh của loại hình kinh doanh này rất gay gắt. Vì vây, các chủ đầu tư homestay cần chú trọng trong việc đầu tư nâng vao chất lượng cơ sở của mình cũng như điều chỉnh mức giá phù hợp nhất.
2. Khó giữ chân khách hàng
Đối tượng hướng tới là những người trẻ, những người thích khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ. Vì vậy, rất ít khả năng họ sẽ quay trở lại với homestay của mình, tuy nhiên cũng có thể giữ chân khách hàng bằng cách bạn cung cấp những trải nghiệm độc đáo, sáng tạo mà chỉ có stayhome của mình có. Như vậy khách hàng sẽ cảm thấy có ấn tượng và giới thiệu cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp của mình.
3. Thất thoát khi thu chi từ xa
Đối với nhiều người (ví dụ dân văn phòng), kinh doanh homestay là một công việc làm thêm ngoài giờ. Thậm chí, có nhiều người còn kinh doanh homestay ở địa phương khác nơi họ sinh sống và làm việc. Do đó, họ bắt buộc phải thuê người khác quản lý (thường là dân địa phương).
Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách kiểm soát thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát doanh thu. Chẳng hạn, quản lý và nhân viên có thể thông đồng để gian lận tiền phòng. Đây là nỗi lo lắng lớn nhất của những người kinh doanh homestay từ xa.
4. Rắc rối với chủ nhà
Với những người kinh doanh nhưng không sở hữu những căn nhà mà đi thuê của người khác để kinh doanh, có lúc sẽ gặp phải tình trạng chủ nhà đòi lại mặt bằng hoặc nhà chủ thấy mình làm ăn tốt muốn phá hợp đồng… Do đó bạn cần có kế hoạch cũng như những điều kiện thỏa thuận hợp lý.
Chiến lược kinh doanh homestay hiệu quả
>>> Xem ngay: Growth Hacking là gì? Cách thức hoạt động của tăng trưởng đốt phá
1. Thiết kế homestay thật độc đáo
Để thu hút khách hàng tới homestay của mình bạn cần thiết kế, trang trí homestay của mình bằng những thứ độc đáo, mới mẻ để thu hút khách đến với homestay của mình. Ngoài ra, homestay càng độc đáo thì càng khuyến khích khách hàng chụp ảnh “check-in” và chia sẻ trên mạng xã hội. Đây cũng là một cách hiệu quả để quảng cáo miễn phí cho homestay của bạn.
2. Cung cấp những trải nghiệm độc đáo
Nhiều chủ kinh doanh đã biết khai thác dịch vụ trải nghiệm văn hóa địa phương cho khách du lịch lưu trú tại homestay của mình. Rất nhiều homestay đã “ăn nên làm ra” nhờ cho phép du khách trải nghiệm: thăm ruộng lúa chín, hái hoa quả, xuống ao bắt cá… hay tự tay nấu nướng với những nguyên liệu họ tự tay thu hoạch được.
3. Đầu tư vào gian bếp
Mô hình kinh doanh homestay luôn muốn mang lại những trải nghiệm, cảm giác ấm cúng và thoải mái như đang ở nhà mình. Nhiều người đã biết tập trung vào gian bếp của căn nhà. Bởi gian bếp đại diện cho sự ấm cúng, thân thuộc với những bữa cơm của gia đình. Do đó, hãy chú trọng đầu tư cho gian bếp sao cho thật tiện nghi và sạch sẽ.
4. Sử dụng các kênh OTA
Đẩy mạnh truyền thông quảng bá trên các kênh mạng xã hội, bạn có thể tham khảo các kệnh OTA như Agoda.com, Expedia.com, Booking.com… những kênh này có lượng người truy cập cũng như tìm kiếm những địa điểm du lịch sẽ là cơ hộ lớn cho bạn nếu bạn biết đến những kênh quảng cáo này.
5. Sử dụng phần mềm quản lý
Rất nhiều người có tư tưởng rằng homestay quy mô nhỏ (chỉ có vài phòng) thì không cần sử dụng phần mềm quản lý. Đây là một sai lầm bởi một phần mềm quản lý chuyên nghiệp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Trước hết, nó có thể giúp bạn quản lý homestay từ xa, rất phù hợp với những chủ homestay phải thuê người quản lý và không thể có mặt 24/24 tại homestay của mình.
Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về homestay, về hình thức kinh doanh homestay tiềm năng hiện nay. Hy vọng rằng qua những thông tin này bạn đã có được những bước thiết lập ban đầu cho dự định kinh doanh của mình một cách tốt nhất.
Chúc bạn thành công!
Tags:
Bất động sản