
8 Nội dung quan trọng khi lập kế hoạch Marketing mẫu
Trong lĩnh vực Marketing, việc lập lập kế hoạch Marketing mẫu đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp các Marketer có những hướng đi rõ ràng trong các bước triển khai hoạt động của mình. Để có thể có những cái nhìn tổng quan hơn về Marketing Plan mẫu, mời bạn đọc tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây.
1. Kế hoạch Marketing mẫu là gì?
Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, kế hoạch Marketing là một tài liệu hoạt động phác thảo chiến lược quảng cáo mà một tổ chức sẽ thực hiện để tạo ra khách hàng tiềm năng và tiếp cận thị trường mục tiêu của mình . Kế hoạch tiếp thị nêu chi tiết các chiến dịch tiếp cận và PR sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian, bao gồm cả cách công ty sẽ đo lường hiệu quả sau khi kết thúc chiến dịch này. Các chức năng và thành phần của một kế hoạch tiếp thị bao gồm:
– Nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ để hỗ trợ các quyết định về giá cả
– Đưa ra thông điệp phù hợp nhắm mục tiêu đến các khu vực nhân khẩu học và địa lý nhất định
– Lựa chọn nền tảng để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ như: kỹ thuật số, radio, Internet, tạp chí thương mại và sự kết hợp của các nền tảng đó cho mỗi chiến dịch
– Các chỉ số đo lường kết quả của các nỗ lực tiếp thị và tiến trình báo cáo của chúng.
Tại sao phải lập kế hoạch Marketing
2. Tại sao phải lập kế hoạch Marketing mẫu
– Kế hoạch tiếp thị là lựa chọn duy nhất mà bạn có nếu bạn muốn đảm bảo rằng ngân sách tiếp thị của bạn sẽ được sử dụng một cách khôn ngoan và bạn sẽ không lãng phí tiền cho bất kỳ thứ gì khác ngoài mục tiêu của mình.
– Hơn nữa, một kế hoạch tiếp thị mẫu sẽ đảm bảo rằng bạn sẽ xoay sở để giải quyết tất cả các vấn đề có thể phát sinh, bằng cách tập trung vào một mục tiêu rất cụ thể, rất rõ ràng.
– Ngoài ra, việc phác thảo một kế hoạch mẫu còn giúp người quản lý có thể phân chia và kiểm soát các công việc của đội ngũ Marketer một cách hiệu quả.
– Kế hoạch Marketing giúp bạn định vị thương hiệu và tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác.
– Kế hoạch mẫu giúp cho các thành viên trong doanh nghiệp hành động trên cùng một định hướng với những nổ lực Marketing.
3. Các loại Marketing Plan mẫu
Tùy thuộc vào mục tiêu cũng như ngân sách của doanh nghiệp mà bạn có thể xây dựng và triển khai các kế hoạch tiếp thị khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số kế hoạch Marketing phổ biến như sau:
– Kế hoạch tiếp thị hàng quý hoặc hàng năm: Những kế hoạch tập trung xây dựng các chiến lược Marketing diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp tại chính thời điểm đó.
– Kế hoạch tiếp thị trả phí: Kế hoạch này có thể làm nổi bật các chiến lược trả phí, chẳng hạn như quảng cáo gốc, PPC hoặc quảng cáo trên mạng xã hội có trả tiền.
– Kế hoạch tiếp thị truyền thông xã hội: Kế hoạch này tập trung chủ yếu vào mục tiêu khẳng định thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp thông qua quá trình tương tác với khách hàng trên các mạng xã hội.
Marketing Plan có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
– Kế hoạch tiếp thị nội dung: Kế hoạch này tập trung vào Content Marketing như là “đòn bẩy” để thực hiện các hoạt động giới thiệu, tiếp thị và quảng bá sản phẩm.
– Kế hoạch Tiếp thị Ra mắt Sản phẩm Mới: Kế hoạch này sẽ là một lộ trình cho các chiến lược và chiến thuật bạn sẽ thực hiện để quảng cáo một sản phẩm mới.
4. Nội dung cơ bản của kế hoạch Marketing mẫu
Mọi kế hoạch tiếp thị đều phải phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Thế nhưng, có những thành phần tiêu chuẩn mà bạn nhất định không được bỏ qua khi xây dựng kế hoạch Marketing Online. Mọi kế hoạch tiếp thị phải luôn có phân tích tình hình thị trường, chiến lược tiếp thị, ngân sách chi phí… Cụ thể:
Phân tích thị trường
Thông thường điều này sẽ bao gồm phân tích thị trường, phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa) và phân tích cạnh tranh. Phân tích thị trường sẽ bao gồm dự báo thị trường, phân khúc, thông tin khách hàng và phân tích nhu cầu thị trường.
Để phân tích mô hình SWOT trong kế hoạch Marketing chuyên nghiệp, bạn cần chú ý đến các yếu tố như sau:
Xác định điểm mạnh:
– Thế mạnh của công ty bạn là gì?
– Lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
– Điều gì khiến bạn nổi bật trên thị trường
– Vị trí hiện tại của bạn trên thị trường
Xác định điểm yếu:
– Điểm yếu nào bạn cần khắc phục
– Những điểm còn thiếu sót so với đối thủ
– Những lời phản hồi tiêu cực từ khách hàng.
– Xu hướng nào trên thị trường đang gây bất lợi cho bạn.
– Thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng có ảnh hưởng như thế nào đến công công ty của bạn.
Đối thủ cạnh tranh
Bằng một cách trực tiếp hay gián tiếp, bạn cần phân tích đối thủ cạnh tranh của mình bằng việc trả lời những câu hỏi như sau:
– Đối thủ của mình là ai?
– Sản phẩm mà họ đang cung cấp?
– Thị phần thị trường của họ?
– Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ.
Phân tích sản phẩm
Là một doanh nghiệp đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến thị trường, bạn cần hiểu hiểu rõ về giá trị, ưu nhược điểm của sản phẩm đó mang lại để thúc đẩy việc tạo ra Marketing hỗn hợp và chiến lược Marketing tổng thể. Bạn cũng cần quan tâm đến thang lợi ích tính năng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp ra thị trường. Khách hàng chi tiền mua sản phẩm bởi họ muốn nhận về một hoặc nhiều giá trị nhiều hơn thế.
Xác định KPI cho kế hoạch
Xác định KPI và đo lường trước hiệu quả của chiến dịch giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh cụ thể để phân bổ ngân sách, nhân lực sao cho phù hợp nhất.
Ngoài ra, xây dựng KPI còn giúp cho các thành viên trong cùng đội nhóm Marketing có thể hiểu rõ về vai trò, nhiệm vụ của mình để hoàn thành các công việc tốt hơn.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Một trong những nhiệm vụ không thể không nhắc tới khi lập kế hoạch Marketing mẫu là xác định và phân tích được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, từ đó điều hướng chiến lược sao cho phù hợp với thị yếu và nhu cầu của nhóm thị trường đó.
Ngoài ra, việc xác định khách hàng mục tiêu và trị trường tiềm năng giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận và cung cấp những sản phẩm khách đến khách hàng. Để có thể xác định được nhóm khách hàng mục tiêu của mình, Maketer có thể sử dụng các phần mềm bán hàng hoặc thông qua các kho dữ liệu thông tin khách hàng của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược tiếp thị
Điều này nên bao gồm ít nhất một tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược tập trung bao gồm tập trung vào phân khúc thị trường và định vị sản phẩm.
Ngoài ra, việc lựa chọn kênh truyền thông cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp không chỉ tiếp cận với khách hàng dễ dàng mà độ phủ sóng của thương hiệu cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Các kênh truyền thống được lựa chọn phổ biến bao gồm: mạng xã hội Faecbook, zalo, Youtube, Insstagram, sách báo, ấn phẩm tạp chi và các trang Website bán hàng, trang thương mại điện tử.
Dự báo bán hàng
Phân tích dự báo bán hàng giúp doanh nghiệp theo dõi doanh số bán hàng từng tháng và theo dõi phân tích kế hoạch so với thực tế. Thông thường, một kế hoạch cũng sẽ bao gồm doanh số bán hàng cụ thể theo sản phẩm, theo khu vực hoặc phân khúc thị trường, theo kênh, trách nhiệm của người quản lý và các yếu tố khác.
Dự trù ngân sách
Tùy vào mục tiêu của chiến dịch và ngân sách sẵn có mà Marketer sẽ lên kế hoạch để dự trù kinh phí nhằm hạn chế tối thiểu các tình huống phát sinh. Thông thường một kế hoạch có liên quan đến ngân sách chi phí sẽ bao gồm các chiến thuật, chương trình bán hàng cụ thể, trách nhiệm quản lý, khuyến mãi và các yếu tố khác.
Lên kế hoạch Marketing tổng thể và chi tiết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu các vấn đề tổng quan về kế hoạch Marketing mẫu. Unica hy vọng các doanh nghiệp sẽ xây dựng được cho mình một bản kế hoạch tiếp thị đầy đủ, chi tiết để có thể triển khai chúng một cách hiệu quả nhất.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công !
Tags: