
7 Bước nghiên cứu thị trường hiệu quả, chính xác nhất
Ngày nay, khách hàng là “thượng đế”, người có quyền lực rất lớn trong việc quyết định mua hàng. Nhưng làm sao để chúng ta có thể thấu hiểu được những vị khách khó tính này. Với những công cụ Marketing hoàn toàn có thể “đọc vị” người tiêu dùng nhưng thực sự mà nói, để hiệu quả hơn nữa thì bạn cần tạo cho doanh nghiệp của mình một bản kế hoạch để nghiên cứu thị trường thật đúng đắn, chỉn chu. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn những hướng đi đúng đắn về Market Research thông qua mô hình 7 bước cơ bản.
1. Nghiên cứu thị trường là gì?
Nghiên cứu thị trường được định nghĩa là quá trình đánh giá tính khả thi của một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thông qua nghiên cứu phương pháp thu thập và phân tích thông tin được thực hiện trực tiếp với người tiêu dùng, nhóm người để hiểu hành vi của họ.
Phương pháp này cho phép các tổ chức hoặc doanh nghiệp khám phá thị trường mục tiêu của khách hàng, thu thập và ghi lại các ý kiến và đưa ra các quyết định sáng suốt. Nghiên cứu có thể được thực hiện trực tiếp bởi các tổ chức hoặc công ty hoặc có thể được thuê ngoài các cơ quan có chuyên môn trong quá trình này.
Market Research là một quá trình rất quan trọng trong chiến lược Marketing
Quá trình nghiên cứu có thể được thực hiện thông qua việc triển khai các cuộc khảo sát, tương tác với một nhóm người còn được gọi là mẫu , thực hiện phỏng vấn và các quá trình tương tự khác.
>> Xem thêm: Case study là gì? 3 bước viết một Case study Marketing chất như cất
2. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu
Nhìn vào ngay thực tế của năm 2020, khi đại dịch COVID 19 bùng phát, kinh tế của rất nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong những thời điểm đó, doanh nghiệp cần phải biết và hiểu được khách hàng thích gì, muốn gì và sản phẩm thiết yếu lúc này là gì. Việc nghiên cứu chính là một cách đỉnh cao để bạn lấy được sự hài lòng của khách hàng, giảm bớt sự rời bỏ của khách hàng và nâng cao hoạt động kinh doanh.
Khi bạn Market Research, nó sẽ cung cấp thông tin và cơ hội về nhu cầu sản phẩm hiện có của doanh nghiệp trên thị trường để từ đó doanh nghiệp lập kế hoạch chính xác và phù hợp. Không những thế, việc nghiên cứu này còn giúp doanh nghiệp biết được khách hàng muốn gì và cần gì.
Đặc biệt, doanh nghiệp còn dự báo đươc sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của mình, xác định được hàng tồn kho cần phải tối ưu, biết được nước đi của nghiên cứu là một công cụ quan trọng để thực hiện các nghiên cứu so sánh.
Cuối cùng, việc nghiên cứu giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm, dịch vụ cũng như nguồn lực của mình. Từ đó đánh giá các nỗ lực trong thời gian qua có hiệu quả không hay lãng phí như thế nào để từ đó điều chỉnh các kế hoạch sao cho phù hợp nhất.
3. Các loại hình nghiên cứu thị trường
Cho dù bạn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ đi chăng nữa, nếu muốn được sản phẩm thì bạn cần phải nắm được hành vi mua hàng của người tiêu dùng và số tiền mà người tiêu dung bỏ ra để trả một khoản chi phí nhất định. Tùy thuộc vào từng yêu cầu mà có các loại nghiên cứu khác nhau.
Có 2 phương pháp nghiên cứu là thứ cấp và sơ cấp
Nghiên cứu sơ cấp
Là quá trình nghiên cứu định tính và định lượng. Trong khi tiến hành nghiên cứu thị trường sơ cấp, người ta có thể thu thập hai loại thông tin: thăm dò và cụ thể. Nghiên cứu khám phá được kết thúc mở, trong đó một vấn đề được khám phá bằng cách đặt các câu hỏi mở ở định dạng phỏng vấn chi tiết thường với một nhóm nhỏ người còn được gọi là mẫu. Ở đây kích thước mẫu được giới hạn ở 6-10 thành viên. Mặt khác, nghiên cứu cụ thể được xác định chính xác hơn và được sử dụng để giải quyết các vấn đề được xác định bằng nghiên cứu khám phá.
Nghiên cứu thứ cấp
Việc nghiên cứu thứ cấp là việc sử dụng thông tin tổ chức bên ngoài như thông tin từ chính phủ, các phương tiện truyền thông, thông tin từ đối thủ cạnh tranh… Những thông tin này có thể tìm kiếm được trên sách, báo, tạp chí, website của những tổ chức miễn phí…
4. 9 Phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến
4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát
Phỏng vấn trực tiếp (In-person surveys)
– Phương pháp này được thực hiện ở những nơi đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, công viên… Mục đích là nghiên cứu thị trường nhằm phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị sản phẩm đến người dùng.
– Phỏng vấn trực tiếp sẽ đảm bảo được chất lượng và số lượng người phẩn hồi tuy nhiên để làm được cuộc khảo sát này thì cần cho phó cao và tốn nhiều thời gian và nguồn nhân lực
Khảo sát trực tiếp (In-person surveys)
– Thay vì trao đổi phỏng vấn trực tiếp thì phương pháp khảo sát trực tiếp là sử dụng những bảo câu hỏi khảo sát thị trường đã được thiết kế từ trước, in ra giấy và đưa cho mọi người điền thông tin. Phương pháp này ít tốn chi phí, thời gian và nhân lực hơn. Số liệu khảo sát rõ ràng và dễ tổng hợp thống kê hơn.
– Với phương pháp này thì tỷ lệ chấp thuận đề nghị khảo sát của phương pháp này thấp hơn phỏng vấn trực tiếp nhưng số liệu lại rõ ràng hơn, dễ dàng tổng hợp hơn.
Khảo sát qua thư điện tử (Email surveys)
Hình thức này là gửi bảng câu hỏi thông quan Email đến tập khách hàng, khảo sát qua thư điện tử cần sự đầu tư để có được sự phản hồi thường sẽ đi kèm với một bài học nào đó, tỉ lệ phản hồi chỉ rơi vào khoảng 3-5% nhưng bù lại chi phí bỏ ra lại vô cùng rẻ.
Khảo sát qua điện thoại (Telephone surveys)
– Bạn sẽ thường phải thu thập thông tin người dùng trước và gọi điện thoại xin ý kiến đánh giá khi áp dụng phương pháp này. Câu hỏi khảo sát phải ngắn gọn, dễ hiểu và chú trọng vào đánh giá sản phẩm theo thang điểm.
– Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này đó là tỷ lệ chấp nhận khảo sát không cao. Vì hiện nay với tình trạng tiếp thị qua điện thoại tràn lan nên người dân thường không có thiện cảm và có thể tắt máy ngay.
Khảo sát trực tuyến (Online surveys)
– Bạn sẽ tạo ra những câu hỏi theo dạng bảng và khảo sát trên internet như: chia sẻ vào các diễn đàn, hội nhóm để tham khảo ý kiến của mọi người
– Ưu điểm phương pháp này: tốn ít chi phí nhừng tỷ thời gian và nhân lực hơn. Số liệu khảo sát rõ ràng và dễ tổng hợp thống kê hơn.
– Rủi ro: Tỷ lệ số lượng chấp nhận khảo sát sẽ thấp hơn so với phỏng vấn trực tiếp và chất lượng có thể bị sai do nhiều người làm khảo sát không đọc kỹ câu hỏi thường trả qua loa.
4.2. Phương pháp quan sát hành vi
Thường những phản hồi trong quá trình khảo sát thường khá sơ xài chỉ đánh cho có chứ chưa chắc đã đúng với lựa chọn có họ. Để biết được chính xác câu trả lời bạn cần quan sát hành vi của người phản hồi trong hay việc mua sắm thì bạn sẽ có được những thông tin như thói quen mua hàng của họ. Nhưng phương pháp này khá tốn kém và mất nhiều thời gian.
4.3. Phương pháp phỏng vấn nhóm
Với phương pháp này, doanh của bạn cần mời một nhóm người nhất định để phỏng vấn. Người điều phối sẽ chuẩn bị sẵn các bảng câu hỏi khảo sát, thường là câu hỏi mở nhằm dắt dẫn cuộc thảo luận giữa nhóm người này để thu được thông tin cần thiết.
Nghiên cứu thị trường bằng cách phỏng vấn nhóm giúp cho doanh nghiệp của bạn thu thập được nhiều thông tin khảo sát hơn, tuy độ tin cậy thấp nhưng lại rất cụ thể về cảm nhận từ đó hiểu rõ về khách hàng hơn.
4.4. Phương pháp theo dõi hành vi khách hàng quan mạng xã hội
Đây là phương pháp nghiên cứu thị trường dựa trên nhu cầu tìm kiến và hành vi của người tiêu dùng trên internet, những hành vi này được thu thập càng nhiều hơn do đó đây là nguồn dữ liệu vô cùng quan trọng đồng thời cũng cần có một nền tảng chuyên môn để có thể hiểu và phân thích những thông tin này.
4.5. Phương pháp thử nghiệm (Field trials)
Với phương pháp này bạn cần cho sản phẩm của mình ra một vài địa điểm tiền năng xem phản ứng của khách hàng từ đó điều chỉnh thích hợp về giá cả và hoàn thiện sản phẩm một cách nghiên cứu thị trường hay. Phương thức này cần nhiều mối quan hệ với các cửa hàng, doanh nghiệp và trang web thương mại điện tử.
>> Xem thêm: Pitching là gì? 3 mẹo Pitching hiệu quả dành cho bạn
5. Các bước nghiên cứu thị trường hiệu quả
Bước 1: Xác định vấn đề
Khi bạn hiểu được doanh nghiệp mình muốn gì thì việc nghiên cứu sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Mục tiêu nghiên cứu của doanh nghiệp nên được nghiên cứu một cách chính xác và bao gồm mô tả ngắn gọn và phải trả lời được câu hỏi “ Tại sao chúng ta cần thực hiện nghiên cứu”.
Bước 2: Xác định mẫu
Mẫu của phiếu khảo sát rất quan trọng, mẫu càng chính xác thì kết quả càng tuyệt đối. Bạn có thể lấy mẫu theo xác suất hoặc phi xác suất.
Sau đó xác định xem nên lựa chọn phương pháp nghiên cứu điều tra khảo sát hay phỏng vấn nhóm, cá nhân, quan sát hoặc thử nghiệm.
Bên cạnh việc làm, bạn cũng cần xác định xem mẫu mang tính đại diện có đặc điểm như thế nào, doanh nghiệp/ tổ chức có thể tìm được mẫu ở đâu, số lượng bao nhiêu để nghiên cứu…
Bước 3: Thu thập dữ liệu và phân tích kết quả
Hiện nay, việc thu thập dữ liệu trở nên rất đơn giản, bạn không cần phải trực tiếp đi xin ý kiến từ những phiếu khảo sát nữa và có thể dùng qua các công cụ thu thập online.
Sau khi thu thập được đủ dữ liệu, bạn cần phân tích dữ liệu một cách chính xác và cẩn thận, ghi lại trong báo cáo. Hiện nay có một số phần mềm phân tích dữ liệu bạn có thể tham khảo như Excel, SPSS…
Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp nắm được nhu cầu khách hàng
Bước 4: Làm câu hỏi nghiên cứu
Bạn cần tận dụng tối đa các cuộc trò chuyện của mình với những câu hỏi có sẵn. Những nhà làm Marketer cần phác thảo chung khảo sát bao gồm những câu hỏi về thông tin cơ bản, tên tuổi,…
Nếu bạn muốn biết người mua của mình theo những cách cụ thể, nắm bắt thông tin cơ bản như tuổi, vị trí và chức danh công việc từ danh sách liên hệ…
Bảng khảo sát có thể thực hiện nhận thức sau:
– Nhận thức – 5 phút.
– Cân nhắc – 10 phút.
– Quyết định – 10 phút.
– Kết thúc.
Bước 5: Liệt kê đối thủ cạnh tranh
Liệt kê đối thủ cạnh tranh chính của bạn, khi làm Marketing bạn hãy nhớ liệt kê đối thủ cạnh tranh không phải lúc nào cũng đơn giản như công ty X so với công ty Y.
Bạn có thể cạnh tranh bằng việc phát triển Blog, kênh Youtube, ấn phẩm tương tự dành cho khách hàng truy cập web trong nước.
Sau đó bạn cần tập trung xác định đối thủ cạnh tranh có sản phẩm hoặc dịch vụ trùng lặp với sản phẩm dịch vụ của bạn.
Tiếp đó, bạn cũng cần xác định đối thủ về mảng nội dung. Công cụ tìm kiếm là người bạn tốt nhất trong lĩnh vực nghiên cứu mà bạn có thể sử dụng: Google, Chrome…
Bước 6: Lập báo cáo nghiên cứu
Trình bày kết quả sau khi phân tích vào báo cáo, bạn nên tập trung vào những điều khách hàng mong muốn và muốn sử dụng nghiên cứu này. Bạn có thể làm báo cáo kiểu kim tự tháp để trình bày kết quả.
Bước 7: Đưa ra quyết định
Bước này bạn cần trình bày và đưa ra nội dung của việc nghiên cứu của mình và hãy đảm bảo rằng tất cả những thông tin, dữ liệu thu được sẽ được trình bày một cách khoa học, logic.
Nghiên cứu thị trường là một quá trình vô cùng quan trọng giúp các nhà làm Marketer lập được kế hoạch và chiến lược Marketing đúng đắn. Với 7 bước cơ bản trên, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ giúp doanh nghiệp bứt phá thành công.
Tags:
Marketing Chiến lược Marketing