
17 Cách tìm ý tưởng nội dung độc đáo, sáng tạo nhất
Hôm nay tôi sẽ chỉ cho bạn 17 cách tìm ý tưởng nội dung mới mà rất ít được biết đến để giúp bạn sớm tìm ra được những ý tưởng nội dung tuyệt vời cho riêng mình.
1. Content Idea là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Content Idea là việc người viết tìm ra nhiều ý tưởng nội dung sáng tạo, thu hút để cung cấp đến đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Ý tưởng đó có thể xuất phát từ những sự vật, sự việc thường ngày trong cuộc sống, những phát minh vĩ đại hoặc trích dẫn từ những người nổi tiếng. Dù đó là ý tưởng nào thì việc luôn tìm ra những nội dung mới mẻ, có giá trị cũng sẽ thu hút được sự quan tâm đông đảo từ phía người dùng.
Trên thực tế tại blog của tôi, việc tìm kiếm các chủ đề hoặc nội dung mới mà chưa được khai thác là một trong những lý do chính mà blog của tôi hiện mang lại 519.977 lượt truy cập mỗi tháng:
Do đó nếu bạn đang muốn tìm ý tưởng nội dung mới, chủ đề mới cho blog hoặc kênh Youtube hoặc podcast của mình thì danh sách dưới đây chính là dành cho bạn:
1. Sử dụng Google Images
2. Sử dụng Thư viện quảng cáoo của Facebook
3. Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa Reddit
4. Sử dụng báo cáo link liên kết ngược
5. Sử dụng công cụ tìm chủ đề mới bùng nổ
6. Quét bình luận trên blog
7. Tham khảo kênh Youtube của đối thủ
8. Săn sản phẩm
9. Báo cáo từ trang landing page (trang đích) của Google Analytics
10. Sử dụng công cụ Ahrefs Content Explorer
11. Sử dụng lại nội dung cũ
12. Tạo hướng dẫn hàng năm
13. Tệp vuốt nội dung
14. Nội dung tìm kiếm trên google có liên quan
15. Tìm từ khóa cạnh tranh thấp
16. Công cụ xếp hạng A/B câu hỏi từ khóa
17. Tiêu đề và mô tả Podcast
Cùng tìm hiểu chi tiết từng ý tưởng tìm nội dung mới “xịn sò” nhé.
>> Xem thêm: Top 10 cách viết bài bán hàng thu hút hàng nghìn đơn
2. 17 Cách tìm kiếm ý tưởng nội dung độc đáo, sáng tao
2.1. Sử dụng Google Images để xây dựng chủ đề viết bài
Cách thức hoạt động như sau:
Đầu tiên, nhập một ý tưởng (có thể là từ khóa rộng) và search trong Google Images. Ví dụ như từ khóa Chatbots chẳng hạn.
Sử dụng Google Images để xây dựng chủ đề viết bài
Bạn sẽ thấy phía dưới xuất hiện một loạt các từ khóa gợi ý khác – tức các thẻ được google đề xuất gợi ý bạn những nội dung đề xuất có liên quan đến từ khóa của bạn.
Sử dụng Google Images – 2
Bạn biết vì sao Google lại hiện các thẻ này không? Bởi vì thuật toán của Google cho biết những thẻ này có mối liên quan rất chặt chẽ với từ khóa – thẻ mà bạn đang tìm kiếm, do đó chúng được hiển thị để gợi ý cho bạn.
Công việc lúc này của bạn chính là kết hợp các thẻ từ khóa trên với từ khóa mà bạn đang tìm kiếm.
Ví dụ nhé:
Hãy thử nhập từ khóa “Chế độ ăn kiêng Paleo”.
Lúc này thuật toán của Google sẽ đem đến cho bạn một loạt các thẻ từ khóa có liên quan đến “Chế độ ăn kiêng Paleo”. Điều này thấy rõ nhất trong mục Google Images, bạn sẽ thấy được các gợi ý có liên quan nhất đầu tiên. Với ví dụ này thì gợi ý Google đem đến cho bạn chính là “kế hoạch chế độ ăn kiêng Paleo”, “Bữa sáng” (ăn kiêng), … và một loạt các gợi ý liên quan khác.
Sử dụng Google Images – 3
Có một mẹo nhỏ dành cho bạn, đó là những thẻ mà bạn thấy ngay chưa phải là tất cả! Để tìm thêm các thẻ khác có liên quan hãy click vào mũi tên hai phía phải và trái để mở rộng hợp ý tưởng hấp dẫn cho nội dung của bạn!
2.2. Sử dụng Thư viện quảng cáo của Facebook
Thư viện quảng cáoo Facebook là một trong những nguồn khai thác và tìm ý tưởng vô cùng tuyệt vời, tuy nhiên chúng lại chỉ được biết nhiều với những người học marketing online, những người chạy quảng cáo Facebook. Do đó rất ít người biết đến thư viện quảng cáo đồ sộ này.
Đây là một nguồn tìm ý tưởng nội dung mới ít ít được khai thác vô cùng tuyệt vời của PROVEN.
Để bắt đầu sử dụng thư viện quảng cáo này, bước đầu tiên bạn hãy tìm kiếm một trang Facebook trong thị trường ngách của bạn, chẳng hạn như fanpage của chính mình hoặc của đối thủ cạnh tranh.
Sử dụng Thư viện quảng cáo của Facebook – 1
Enter để search bạn sẽ có thẻ tìm ra được tất cả các quảng cáoo Facebook mà hiện tai bạn đang chạy.
Sử dụng Thư viện quảng cáo của Facebook – 2
Thế nhưng hãy lưu ý nhé, trong thư viện quảng cáo này nếu bạn để ý kỹ bạn sẽ thấy có hai dạng hiển thị, một là hiển thị với chữ Active và hai là không có gì. Những dạng bài quảng cáoo có Active không phải là những bài mà chúng tôi hướng bạn đến mà điều chúng tôi muốn nói chính là dạng bài thứ hai.
Với dạng bài thứ hai Facebook lại gợi ý bạn những bài đăng được Facebook quảng cáo và đẩy lên một phần nội dung cụ thể do bạn đã tạo ra trước đó.
Hiển nhiên so sánh bài quảng cáo được trả tiền và không được trả tiền, những bài viết được trả tiền sẽ hoạt động tốt hơn nhiều rồi.
Sử dụng Thư viện quảng cáo của Facebook – 3
Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo các từ – cụm từ từ khóa chính xác mà họ đang sử dụng để chạy quảng cáoo, đây là một gợi ý rất tốt nếu bạn đang cần bắt đầu quảng cáo nội dung của mình.
2.3. Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa Reddit
Không như các công cụ nghiên cứu tìm kiếm từ khóa khác, công cụ nghiên cứu từ khóa Reddit lại không lấy một từ khóa góc để gợi ý ra cho bạn những đề xuất từ khóa khác. Thay vào đó công cụ này sẽ hiển thị cho bạn một loạt các chủ đề hoặc nội dung hot mà mọi người đang quan tâm bàn tán trên Reddit.
Tất cả những gì bạn cần làm chính là đưa cho Reddit từ khóa hoặc chủ đề mà bạn quan tâm vào công cụ.
Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa Reddit – 1
Sau đó bạn sẽ có hẳn một loạt các từ khóa chủ đề mà mọi người quan tâm bàn tán trên Reddit.
Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa Reddit – 2
Không chỉ có vậy, công cụ này còn lấy dữ liệu khối lượng tìm kiếm hàng tháng từ Google Keyword Planner.
Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa Reddit – 3
2.4. Sử dụng báo cáo backlink
Trong quá trình xây dựng và tối ưu trang website, có thể một số nội dung blog của bạn được thiết kế đồng bộ để có được các liên kết – tức backlink trở về.
Vậy làm thế nào để bạn biết được nội dung của bạn sẽ là một thứ gì đó có thể khiến mọi người thật sự liên kết với nhau?
Chính là sử dụng báo cáo backlink .
Những công cụ SEO tốt hiện nay như Ahrefs, Moz Pro và hầu hết các công cụ SEO khác đều có tích hợp kiểu báo cáo này. Và cách thức hoạt động của chúng chính là hiển thị gợi ý cho bạn những trang web mà mọi người click vào nhiều nhất.
Ví dụ về báo cáo liên kết tốt nhất của MOZ.
Sử dụng báo cáo link liên kết ngược tốt nhất – 1
Và tôi nhận ra một điều, đó là các trang web tốt nhất của họ về liên kết ngược chính là một nghiên cứu về các yếu tố xếp hạng hàng năm của Google.
Sử dụng báo cáo link liên kết ngược tốt nhất – 2
Do đó tôi đã quyết định áp dụng kỹ thuật “The Skyscraper Technique” – tức kỹ thuật nhà chọc trời cho nội dung đã được duyệt này. Và kết quả thu về thật bất ngờ, tôi thu về được tới 1 triệu kết quả tìm kiếm trên Google!
Sử dụng báo cáo link liên kết ngược tốt nhất – 3
Và bởi vì tôi đã dựa vào bài đăng đó từ một nam châm liên kết đã được kiểm duyệt, do đó trang duy nhất này đã có được số link liên kết tới 3,6K tên miền.
Sử dụng báo cáo link liên kết ngược tốt nhất – 4
2.5. Sử dụng công cụ tìm chủ đề sẽ trở thành xu hướng trong tương lai
Những chủ đề mới luôn là một trong những cách đem đến cho bạn những ý tưởng nội dung mới hấp dẫn và tuyệt vời! Tại sao ư? Bởi đơn giản chúng chưa có sự cạnh tranh nhiều, đồng thời đây là những chủ đề được nhiều người quan tâm, mới mẻ và dễ gây ấn tượng với họ.
Bạn có thể hình dung nếu bạn là người “bắt trend” đầu tiên bạn sẽ thế nào chưa? Chắc chắn bạn sẽ là “người đi trước” dẫn đầu xu thế, và vì bạn đã xuất hiện ngay từ đầu, khả năng bạn có được số lượng người tiếp cận khổng lồ là chuyện vô cùng đơn giản.
Ví dụ đơn giản, nếu tôi là người đầu tiên xuất bản cuốn sách hướng dẫn toàn diện về cách tìm kiếm bằng giọng nói (Voice Search), thì điều gì sẽ xảy ra?
Sử dụng công cụ tìm chủ đề mới bùng nổ – 1
Chắc chắn chủ đề này của tôi sẽ được chia sẻ một cách khủng khiếp! Và thật sự đúng là như vậy, chủ đề này của tôi đã đem về cho tôi lượt share khủng khiến chưa từng thấy, đồng thời thêm vào đó là rất rất nhiều link liên quan khác được đề cập đến.
Nó hấp dẫn vậy, vậy phải làm thế nào để bạn tìm ra được những chủ đề mới cho riêng mình?
Hãy đến ngay với công cụ Exploding Topics – một công cụ quét website mạnh mẽ và miễn phí hỗ trợ bạn tìm các chủ đề mới và những chủ đề phổ biến khác.
Sử dụng công cụ tìm chủ đề mới bùng nổ – 2
Hay nếu bạn đang cần tìm thị trường ngách cụ thể cho mình, bạn có thể search theo các danh mục, các chủ đề như chủ đề công nghệ, chủ đề doanh nghiệp, chủ đề sức khỏe,…
Sử dụng công cụ tìm chủ đề mới bùng nổ – 3
Lấy ví dụ cụ thể nhé, giả sử tôi đang đi tìm một chủ đề/từ khóa hot nào đó trên công cụ Exploding Topics, tôi đã tìm thấy được một từ khóa đang có xu hướng tăng nhanh, đó là Ubersuggest. Và thế là tôi quyết định lên nội dung và đăng nhanh bài viết này với từ khóa Ubersuggest.
Kết quả chỉ sau một tuần bài viết của tôi đã nằm trong top 10 trang tìm kiếm đầu tiên trên Google, bởi đơn giản nội dung của tôi mới, đồng thời chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Sử dụng công cụ tìm chủ đề mới bùng nổ – 4
2.6. Tìm kiếm chủ đề trên các bình luận blog
Bình luận, nhất là bình luận trên các trang blog thật sự là một mỏ vàng chủ đề hay.
Ví dụ, cộng đồng của tôi muốn tôi hướng dẫn về chủ đề SEO địa phương trong năm.
Quét bình luận trên các trang blog – 1
Trên thực tế, SEO địa phương lại không phải là một từ khóa “dễ nuốt”, đồng thời sức cạnh tranh của nó cao. Tuy nhiên tôi nhận ra, hầu như các bài viết khác của tôi đều có bình luận mong muốn tôi có thể đăng một bài về SEO địa phương.
Như vậy ta có thể phỏng đoán và tin chắc một phần là từ khóa SEO địa phương đó tuy không phải là từ khóa hay nhưng độc giả của tôi lại yêu thích nó, họ đã thật sự rất quan tâm tới từ khóa này. Việc của bạn lúc này đó là lên nội dung từ khóa SEO địa phương cho độc giả của bạn.
Đơn giản mà chất lượng, đúng không nào!
Mở rộng ra hơn bạn có thể tham khảo bình luận của độc giả trên trang blog đối thủ của bạn. Thông thường tôi sẽ dành một chút thời gian rảnh để xem các bình luận, đánh giá của độc giả đối thủ trên blog của họ, tuy không quá nhiều nhưng đôi khi tôi vẫn sẽ có thể tìm ra nhiều ý tưởng nội dung mới và thật sự hấp dẫn, chẳng hạn như thế này.
Quét bình luận trên các trang blog – 2
>> Xem thêm: 2 Xu hướng trình bày nội dung đi vào lòng người
2.7. Tham khảo kênh Youtube của đối thủ
Chỉ cần đến xem kênh youtube của đối thủ, bạn cũng có thể tìm ra được những nội dung ý tưởng mới vô cùng tuyệt vời. Có một mẹo nhỏ dành cho bạn, đó là nên sắp xếp các video của họ theo “Phổ biến nhất” – Most Popular, chúng sẽ tổng hợp cho bạn những video có lượt xem nhiều nhất, lượt tương tác và những nội dung mà cộng đồng của họ quan tâm.
Và để nắm rõ được vì sao những video Youtube của họ có lượt tương tác tốt vậy, bạn nên xem qua để biết được nội dung bên trong nó.
Ví dụ nhé, chẳng hạn bạn làm về mảng thể dục, thì những kênh liên quan đến môn thể dục fitness, thể dục dụng cụ, hay nhảy hiện đại là những kênh tuyệt vời để bạn tham khảo nội dung của họ. Sắp xếp các video theo phổ biến nhất, bạn sẽ có được những video mà cộng đồng của họ quan tâm nhiều nhất.
Tham khảo kênh Youtube của đối thủ – 1
Một cách khác đó là bạn xem các video mà có lượt xem nhiều nhất trong thời gian gần đây, cụ thể là tham khảo những video mà có lượt xem cao hơn hẳn so với các video khác.
Tham khảo kênh Youtube của đối thủ – 2
Youtube thật sự là một kênh tham khảo nội dung tuyệt vời với vô vàn những ý tưởng hấp dẫn, do đó nếu bạn chỉ dùng những nội dung tham khảo đó để tìm ý tưởng cho kênh youtube của bạn thôi thì thật sự quá phí. Bạn hoàn toàn có thể lấy những gợi ý đó để lên tìm ý tưởng nội dung cho blog của bạn, các bài viết content dạng hình ảnh, hoặc đồ họa thông tin, infographic, bất cứ thể loại nào mà bạn có thể nghĩ đến.
2.8. Săn sản phẩm
Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng trên thực tế chúng lại không vô lý chút nào.
Với ý tưởng nội dung này tôi không khuyên bạn đi tìm hiểu sản phẩm được đánh giá cao nhất, mà là hướng bạn đi tìm những nội dung, những vấn đề mà khách hàng quan tâm tới sản phẩm đó và đang tìm cách giải quyết chúng.
Bạn hiểu đơn giản thế này nhé, giả sử các công cụ cộng tác nhóm hiện đang hoạt động rất sôi nổi trên PH,
Săn sản phẩm – 1
Vậy thì bạn có thể có ngay một nội dung mới, đó là liệt kê 15 công cụ công tác nhóm phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay trên thị trường rồi.
Một điểm nữa đó là trên PH có một diễn đàn Hỏi đáp hoạt động rất mạnh mẽ, nơi mà mọi người có thể hỏi tất cả những vấn đề, những nội dung mà họ đang cần giải quyết, hoặc nơi cần tư vấn, nơi cung cấp thông tin, mẹo công nghệ,…
Săn sản phẩm – 2
2.9. Báo cáo từ trang landing page (trang đích) của Google Analytics
Google Analytics là một công cụ hỗ trợ đắc lực do Google cung cấp cho người dùng, đặc biệt là đối với những người học SEO hoặc SEM. Đây thật sự là một công cụ tuyệt vời để giúp bạn mở rộng phạm vi những gì blog của bạn đã và đang hoạt động.
Google Analytics sẽ giúp bạn có được những chỉ số chính xác về tỷ lệ chuột click vào web của bạn, tỉ lệ thoát ra, tỉ lệ % người dừng tại một nội dung hoặc một địa chỉ nào đó, tỉ lệ chuyển đổi, tỉ lệ % click đăng ký nhận thông báo… bất cứ thông tin nào bạn muốn đều có thể có trong công cụ này.
Để có thể xem được những chỉ số đó, bạn cần chuyển đến báo cáo trang đích trong Google Analytics của mình.
Báo cáo từ trang landing page (trang đích) của Google Analytics – 1
Bạn sẽ được công cụ này thống kê một loạt thông tin chính xác về các trang web của bạn.
Báo cáo từ trang landing page (trang đích) của Google Analytics – 2
Cụ thể, thông qua các trang web này bạn sẽ tìm ra được những gì đang diễn ra trên web của bạn như:
+ Chủ đề nội dung
+ Định dạng nội dung (dạng bài viết liệt kê, bài viết hình ảnh, nghiên cứu khoa học,…)
+ Tác giả
+ Các kế hoạch, chiến lược quảng cáoo, kinh doanh
+ SEO
+ Văn phong viết
+ Các content dạng hình ảnh, video, đồ họa,…
Hãy lấy ví dụ từ web của tôi, nhìn vào những báo cáo này tôi sẽ có thể thấy được những nội dung của tôi trên kênh Youtube có xu hướng tăng, tức hoạt động tốt hơn các kênh khác.
Báo cáo từ trang landing page (trang đích) của Google Analytics – 3
Điều đó có nghĩa là kênh Youtube của tôi đang hoạt động rất tốt, tôi cần phải đưa ra nhiều nội dung, nhiều ý tưởng nội dung hấp dẫn hơn cho kênh Youtube của mình để có thể tiếp cận được nhiều độc giả hơn.
Nếu bạn là một người có nhiều kênh khác nhau như blog, youtube, website, kênh mạng xã hội,… thì những báo cáo chi tiết thế này vô cùng có lợi, không chỉ giúp bạn biết mình nên “đầu tư” vào kênh nào hiệu quả mà còn có thể thống kê chi tiết từng nội dung trong kênh đó, đâu là nội dung tốt đâu là nội dung không tốt,…
Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc công cụ này sẽ cho bạn biết đâu là nội dung, chủ đề phù hợp với trang web và đối tượng của bạn.
Đó là lý do vì sao chiến lược này rất hữu ích cho bạn: bạn có thể nhanh chóng tìm ra chủ để mà bạn nên chọn và đầu tư xây dựng nội dung chi tiết.
2.10. Sử dụng công cụ Ahrefs Content Explorer
Nếu bạn biết đến công cụ BuzzSumo, khả năng cao bạn cũng sẽ biết đến công cụ Ahrefs Content Explorer.
Sử dụng công cụ Ahrefs Content Explorer – 1
Công cụ này tương tự như BuzzSumo, thế nhưng nó có một vài tính năng khá độc đáo so với BuzzSumo đấy.
Chẳng hạn như đi sâu vào một từ khóa xuất hiện tại vị trí bất kỳ trên trang nội dung của bạn.
Sử dụng công cụ Ahrefs Content Explorer – 2
Hoặc bạn có thể xem được chi tiết nội dung đem về lượng truy cập cao nhất cho web của bạn, hay nói cách khác, công cụ này sẽ thống kê giúp bạn các từ khóa CPC có thứ hạng cao trong Google có trong nội dung bài viết ấy.
Sử dụng công cụ Ahrefs Content Explorer – 3
Sau đó đánh dấu vào các trang web xuất bản nội dung bài viết cho bạn trong thị trường ngách mà bạn đang tập trung đến – những trang web chưa được liên kết với bạn.
Sử dụng công cụ Ahrefs Content Explorer – 4
Một mẹo rất nhỏ như cực xịn dành cho bạn đó là thống kê và lọc các kết quả bạn có được theo “Only Broken” – Chỉ những kết quả bị hỏng.
Sử dụng công cụ Ahrefs Content Explorer – 5
Công cụ này sẽ trả cho bạn những kết quả nội dung bài viết từng hiển thị và phổ biến trước đây, nhưng bây giờ lại là những trang web hiện tại hỏng: hiển thị thông báo 404/410ing. Chúng sẽ giúp bạn phát hiện ra được các link liên kết bị hỏng để bạn biết cách sửa lại các link đó tốt nhất.
2.11. Sử dụng lại nội dung cũ
Đừng nghĩ nội dung cũ là nội dung đáng bị bỏ đi, nó có thể là cứu cánh cực tuyệt cho bạn nếu trong trường hợp bạn đang bế tắc chẳng tìm ra được những ý tưởng nội dung mới hấp dẫn cho các kênh của mình.
Giống như việc gợi nhớ, việc sử dụng lại các nội dung cũ có thể tạo nên hiệu ứng gợi nhớ ký ức với độc giả của bạn, họ sẽ dừng lại và tương tác với bài viết của bạn.
Ví dụ thời gian gần đây chúng tôi chạy lại các bài hướng dẫn về chủ đề SEO thương mại điện tử
Sử dụng lại nội dung cũ – 1
Tuy rằng những nội dung có thể đã có phần cũ theo thời gian (không phải cũ khoảng vài năm nhé!), nội dung cũng có sự tương đồng giống nhau về cốt lõi, thế nhưng tôi vẫn có thể đem về lượng truy cập cao lên tới 264,12% mà không mất một đồng chi phí nào.
Sử dụng lại nội dung cũ – 2
Bây giờ nếu bạn muốn mở rộng hơn quy trình này để có được kết quả cao hơn, bạn có thể sử dụng một công cụ hỗ trợ miễn phí đó là Animalz Revive.
Sử dụng lại nội dung cũ – 3
Công cụ này sẽ cho phép bạn thông tin các bài viết trên trang web mà bạn đã mất nhiều lượng truy cập từ độc giả (kể từ lần đầu tiên) – tức những bài viết có lượng truy cập thấp theo thời gian, để bạn có được những dữ liệu chính xác nên đẩy bài nào lên chạy lại.
Sử dụng lại nội dung cũ – 4
Chẳng cần phải nói, đây hoàn toàn là những bài viết hoàn hảo để bạn sử dụng lại.
2.12. Tạo hướng dẫn hàng năm
Bạn có thể hiểu đơn giản là những nội dung + năm, nghĩa là những bài viết đi theo từng năm từng năm vậy.
Nếu bạn là một người làm việc trong thị trường ngách như tôi, chắc chắn bạn sẽ nhận ra hầu hết những từ khóa bạn gặp trên thị trường đều là những từ khóa siêu cạnh tranh.
Chỉ lấy ví dụ đơn giản từ “SEO” thôi, độ khó của “SEO” trong công cụ SEMrush đã cao tới tận 73,98% – một con số cạnh tranh siêu khó!
Tạo hướng dẫn hàng năm – 1
Và rõ ràng nếu cứ đâm đầu vào từ khóa đấy sẽ rất rất khó để bạn tạo được tiếng nói của mình trên thị trường.
Tôi có một mẹo này dành cho bạn mà theo tôi nói đó là “cách giải quyết lén lút”…
Như đã nói ở trên bạn có thể tạo hướng dẫn hàng năm thay vì tạo một bài đăng blog hoàn toàn mới về một chủ đề có tính cạnh tranh lớn đến độ sẵn sàng chôn vùi bạn trong SERPS.
Tuy rằng bạn không phải xếp top 1 top 2 của Google cho từ khóa “SEO”, thế nhưng bạn hoàn toàn có thể xếp hạng cho các phiên bản khác của SEO, chẳng hạn như “SEO” + năm.
Chính xác là nó đấy: từ khóa + năm.
Hãy lấy ví dụ từ bài viết SEO của tôi, một bài viết SEO hàng năm.
Tạo hướng dẫn hàng năm – 2
Thay vì chỉ tập trung vào các nội dung cao cấp về SEO, tôi tập trung vào các xu hướng SEO hiện đang phát triển rộng rãi.
Tạo hướng dẫn hàng năm – 3
Đây có thể coi là những chỉ dẫn, những hướng dẫn tương lai gần về SEO vậy, và mọi người sẽ rất yêu thích những nội dung mang tính dự đoán như thế.
Tạo hướng dẫn hàng năm – 4
Những bài viết dạng thế này không chỉ đem đến cho độc giả của bạn những thông tin hấp dẫn mà còn đem về cho bạn lượng truy cập cao tuyệt vời.
Tạo hướng dẫn hàng năm – 5
Nó thật sự rất hiệu quả! Thậm chí vì chúng hoạt động quá tốt nên tôi đã quyết định tạo ra những hướng dẫn cho các lĩnh vực khác theo hàng năm, ví dụ hướng dẫn tiếp thị marketing theo năm, hướng dẫn bán hàng,…
2.13. Tệp vuốt nội dung (swipe file)
Vuốt nội dung thường chỉ xuất hiện trong quá trình bạn “lướt mạng”, bạn vuốt qua nội dung trên mạng xã hội hoặc các trang website hay ho. Trong quá trình lướt đó bạn sẽ thấy có rất nhiều nội dung hay, chất lượng hay đồ họa ấn tượng, bạn hoàn toàn có thể vận dụng chúng và khai thác những dạng nội dung đó cho bài viết của bạn.
Bạn hãy tạo một tập tin tập hợp các nội dung, hình ảnh hoặc đồ họa ấn tượng, sáng tạo và hấp dẫn thú vị có thể sử dụng cho bài viết của bạn. Bất cứ một điều gì nhé, không quan trọng là có liên quan đến nội dung website của bạn hay không, bởi nhiều khi những nguồn cảm hứng tuyệt vời lại bắt đầu từ chính những yếu tố bên ngoài như thế đấy!
Lấy ví dụ trên website của tôi nhé!
Bạn thấy giao diện trang website này của tôi thế nào?
Tệp vuốt nội dung (swipe file) – 1
Hình ảnh rất thú vị đúng không? Thực tế nó chẳng liên quan lắm đến nội dung hướng dẫn trở thành chuyên gia SEO mà tôi đang đề cập bên cạnh, nhưng nó thật sự rất thú vị và ấn tượng. Đây là một ý tưởng nội dung tôi đã thấy và lưu trên Dribble.
Hoặc ví dụ trang web này của tôi chẳng hạn.
Tệp vuốt nội dung (swipe file) – 2
Ý tưởng hình ảnh cho báo cáo này tôi đã từng thấy và lưu lại, bắt nguồn từ một báo cáo về việc làm việc tự do từ Upwork. Nó chẳng liên quan gì nhiều đến nội dung SEO, thế nhưng nó rất tuyệt, một ý tưởng đầy sáng tạo và thú vị cho cả tôi và độc giả của mình.
Hai ví dụ trên của tôi muốn nói rằng bạn hãy thường xuyên để mắt đến các nội dung hình ảnh/ đồ họa hoặc bất cứ điều gì có thể có ích cho nội dung của bạn. Theo thời gian chúng sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của bạn trên con đường đi tìm ý tưởng nội dung sáng tạo, xây dựng và hoàn thiện nó!
2.14. Nội dung tìm kiếm trên google có liên quan
Có lẽ bạn đã biết đến xu hướng Search google có từ khóa từ ngắn thành dài. Sử dụng các tìm kiếm trên Google có liên quan đến sẽ là một cách vô cùng tuyệt vời để tìm ý tưởng nội dung cho website của bạn, những ý tưởng, gợi ý tuyệt vời đến từ các từ khóa đuôi dài nhưng sức cạnh tranh thấp.
Tất cả những gì bạn cần làm đó là tìm kiếm một chủ đề rộng lớn mà bạn muốn viết về nó. Chẳng hạn như Backlinks.
Nội dung tìm kiếm trên google có liên quan – 1
Chú ý nhé. Phía dưới của trang web trả kết quả tìm kiếm cho bạn bạn sẽ thấy có một mục đó là Các tìm kiếm liên quan đến SEO (Search related to Backlinks), và kèm theo đó là 8 gợi ý.
Nội dung tìm kiếm trên google có liên quan – 2
Đây chính là những gợi ý từ khóa đuôi dài dành cho bạn liên quan trực tiếp tới từ khóa bạn search.
Có một mẹo này rất hay mà dân chuyên thường hay sử dụng đó là tiếp tục nhấp vào một trong các cụm từ khóa gợi ý đề xuất đó và cuộn xuống đến cuối trang để tìm thêm các kết quả khác từ đó. Lặp lại kiểu Inception bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được những từ khóa nội dung hấp dẫn với ý tưởng tuyệt vời
2.15. Tìm từ khóa cạnh tranh thấp (hoặc siêu thấp)
Đây là một chiến lược mà dạo gần đây tôi đang rất hay sử dụng chúng.
Để bắt đầu sử dụng các từ khóa kiểu này, bạn hãy đảo ngược tất cả các từ khóa hàng đầu của đối thủ bằng công cụ nghiên cứu từ khóa yêu thích của mình. Ví dụ như Organic Keywords như tôi.
Tìm từ khóa cạnh tranh thấp (hoặc siêu thấp) – 1
Sau đó, thực hiện lọc kết quả các từ khóa có cụm từ với độ cạnh tranh thấp (thường tôi sẽ chọn độ khó – difficulty < 20) để chúng chỉ hiển thị với bạn.
Tìm từ khóa cạnh tranh thấp (hoặc siêu thấp) – 2
Nó sẽ trả cho bạn kết quả như thế này.
Tìm từ khóa cạnh tranh thấp (hoặc siêu thấp) – 3
Bạn thấy không, những từ khóa có độ cạnh tranh thấp trong danh sách trên chúng tuyệt đối toàn là “từ khóa rác”. Nhìn cái là thấy ngay, chính là các ước tính CPC đấy. Những từ khóa này hầu hết là không có mục đích kinh doanh thương mại gì.
Điều tôi muốn nói ở trong đây đó là bạn nên bổ sung thêm một bộ lọc khác chỉ hiển thị với các từ khóa có CPC >$2.00. Bằng cách này bạn sẽ lược ra được kha khá những từ khóa rác trong danh sách từ khóa cạnh tranh thấp của mình, ít nhất đây là những từ khóa có một số ý định của người mua.
Hãy xem kết quả sau khi tôi bổ sung thêm bộ lọc đó nhé.
Tìm từ khóa cạnh tranh thấp (hoặc siêu thấp) – 4
2.16. Công cụ câu hỏi từ khóa xếp hạng A/B
Rất ít người biết đến công cụ này, nhưng một khi khai thác được tốt chủ công cụ này bạn sẽ có thêm rất rất nhiều gợi ý tuyệt vời cho nội dung của mình đấy.
Công cụ nhỏ này loại bỏ phần “Mọi người cũng hỏi” trong kết quả tìm kiếm.
Công cụ câu hỏi từ khóa xếp hạng A/B – 1
Thông qua chúng, bạn sẽ (và ngay thời điểm đó) biết được danh sách các câu hỏi nóng mà mọi người thật sự quan tâm và muốn biết câu trả lời. Ví dụ như thế này:
Công cụ câu hỏi từ khóa xếp hạng A/B – 2
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những câu hỏi này để trả lời cho nội dung bài viết của bạn. Ít nhất cũng đỡ một phần phải nghĩ xem “mình cần phải trả lời cái gì”, đúng không?
2.17. Tiêu đề và mô tả Podcast
Có lẽ bạn đã biết đến Podcast rồi, đó là nơi lưu trữ chủ yếu là các nội dung dạng radio, một series các bản thu âm có cùng một chủ đề liên quan (kiểu như một buổi talksahow chẳng hạn).
Cũng giống như gợi ý trên, ý tưởng tìm nội dung mới trong Podcast không được đánh giá cao lắm, bởi chỉ có audio thôi có gì nữa đâu chứ.
ĐỪNG VỘI NGHĨ VẬY!
Trước hết hãy xem một bản podcast trong thị trường ngách này của bạn nhé.
Tiêu đề và mô tả Podcast – 1
Sau đó lướt đến danh sách các tập audio bên cạnh (hoặc phía dưới nếu bạn dùng điện thoại). Sẽ rất nhanh thôi bạn sẽ tìm thấy được một ý tưởng nội dung mới cho nội dung sắp tới của bạn, một/vài nội dung tuyệt vời ngay trên tựa đề của chúng.
Tiêu đề và mô tả Podcast – 2
Ngạc nhiên lắm phải không.
Bạn đọc thân mến, trên đây chỉ là 17 gợi ý tìm ý tưởng nội dung hấp dẫn, thú vị mà thôi, còn rất nhiều cách khác mà nếu bạn chịu khó để ý bạn hoàn toàn có thể tìm ra và có được những ý tưởng cho nội dung còn đặc sắc hơn những gợi ý trên. Hoặc bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều hơn các khoá học Content Marketing trên Unica để có thêm nhiều kiến thức và ý tưởng content mới cho mình.
Dù bằng cách nào đi chăng nữa, tôi hi vọng rằng những nội dung này sẽ nhanh chóng giúp bạn có được những bài viết content thật tuyệt vời và chạm được đến tim độc giả của bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
Tags:
Content Marketing